3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng
3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật
Thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề mà pháp luật chưa dự tính hết được những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, bởi vậy quá trình áp dụng trên thực tế gặp khơng ít khó khăn. Để hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ có tranh chấp về tài sản chung được chính xác và có tính thuyết phục địi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ có tranh chấp về tài sản chung nói riêng ngày càng hồn thiện hơn nữa, khơng chỉ về pháp luật nội dung mà cả về pháp luật tố tụng. Đồng thời, trong quá trình ADPL thẩm phán phải khẳng định và lựa chọn điều luật phù hợp nhất cho từng trường hợp tranh chấp cụ thể, phải phân tích sâu sắc, đánh giá đúng bản chất của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, trung thực. Phải dựa vào những chứng cứ và tình tiết rõ ràng để làm cơ sở cho những phán quyết của HĐXX. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hồn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ nói chung như mức thu chi tiền định giá tài sản, tiền giám định … và việc yêu cầu các cơ quan phải phối hợp với tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Trong quá trình giải quyết vụ án, có những vấn đề bất cập trong áp dụng luật mà tòa án còn chưa thống nhất, cịn gặp phải nhiều vướng mắc. Vì vậy, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, giúp cho việc ADPL được dễ dàng thì hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện hơn. Hiện nay, nội dung một số điều luật vẫn gây khó khăn đối với quá trình ADPL trong giải quyết án HN&GĐ nói chung cịn thiếu một số quy phạm trong quá trình ADPL này, cụ thể như:
Thứ nhất, việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử: bản án, quyết định sơ
thẩm khi bị kháng nghị thì phải được tiến hành xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm hoặc có tình tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy, một vụ án HN&GĐ nếu có kháng cáo, kháng nghị được giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhưng trên thực tế có nhiều vụ án HN&GĐ vẫn được xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp tòa án. Về vấn đề này, BLTTDS vẫn chưa giải quyết.
Khoản 2 Điều 358 BLTTDS quy định: HĐXX phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại. Thực tế, khi giải quyết các vụ án hơn nhân gia đình nói chung các cấp xét xử sẽ phải mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm mới. Nghĩa là quyền hủy án để xét xử lại của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm sẽ dẫn đến hậu quả một trình tự tố tụng được quay lại từ đầu. Đó là chưa kể đến thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh (đối với những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND huyện bị kháng nghị). Tòa dân sự, TAND (đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị) và Hội đồng Thẩm phán TANDTC (đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa dân sự bị kháng nghị).
Với việc quy định đặc thù hủy án để xét xử lại và xét xử theo nhiều cấp như vậy, nếu giải quyết vụ án HN&GĐ có tranh chấp về tài sản chung phức tạp có thể kéo dài vài năm. Những điểm hạn chế này là nguyên nhân gây nên tình trạng án bị dây dưa, kéo dài, như những năm trước đây, khi thực hiện pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, có những vụ án đã kéo dài hàng
chục năm. Trong giải quyết các vụ án HN&GĐ khi có tranh chấp phức tạp về tài sản, chắc chắc Tịa án khơng thể khắc phục được, để rồi một thực trạng án tồn đọng nhiều, xét xử kéo dài qua nhiều cấp. Do đó, cần nên sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập như: ấn định số phiên tòa tối đa cho một vụ án; không quy định cơ chế hủy án để xét xử lại của Toà án cấp trên mà sẽ ra bản án, quyết định mới chứ khơng cho Tịa án cấp dưới điều tra, xét xử lại bằng một phiên tòa mới như trước đây. Đối với những vụ án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như điều tra sơ sài, bỏ sót người tham gia tố tụng hoặc ADPL sai mà Tòa án cấp trên khơng thể khắc phục thì u cầu Tịa án cấp dưới trực tiếp làm công việc cần thiết bổ sung những thiếu sót đó để Tịa án cấp trên xét xử và ra bản án mà không nhất thiết phải huỷ án cấp huyện.
Thứ hai, công nhận án lệ là một loại nguồn của pháp luật. Việt Nam là
quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thành văn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, bất kỳ một quốc gia nào dù kinh nghiệm lập pháp có tiên tiến đến đâu thì văn bản cũng khơng thể bao quát được hết những vấn đề và tình huống pháp lý nảy sinh trong thực tiễn. Thời gian qua, ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến án lệ. Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về án lệ, theo đó, có quan điểm cho rằng: áp dụng nguyên tắc luật tương tự, hay các kết luận của Chánh án TANDTC trong báo cáo tổng kết ngành TAND hàng năm...cũng được hiểu như “án lệ”. Tuy nhiên, cách lập luận như thế là chưa chính xác. Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của án lệ là góp phần giải thích và ADPL trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, thực tế áp dụng án lệ của một số nước trên thế giới cho thấy, có thể xảy ra khả năng Tịa án tối cao khơng có án lệ về vấn đề liên quan mà lại có một bản án nào đó đã xảy ra ở một Tịa án cấp dưới và bản án, quyết định này đã có hiệu lực thi hành (không bị kháng cáo, kháng nghị...). Bởi vậy, cần phải tìm ra phương hướng thích hợp nhất để xử lý tình huống. Có thể bản án, quyết định này không bắt buộc phải tuân theo nhưng để tham khảo cũng là điều hợp lý cần cân nhắc.
Để trở thành án lệ, một bản án, quyết định của Tòa án phải bao gồm những điều kiện sau:
- Nội dung của bản án, quyết định giải quyết một vấn đề pháp lý đặt ra chưa được văn bản QPPL điều chỉnh hoặc có quy định nhưng cịn chung chung, thiếu tính cụ thể hoặc có mâu thuẫn.
- Trong bản án phải thể hiện quan điểm, lập luận đánh giá chứng cứ đường lối giải quyết của Thẩm phán về các vấn đề pháp lý được đặt ra.
- Bản án, quyết định đó phải là bản án, quyết định sau cùng và đã có hiệu lực pháp luật giải quyết vấn đề pháp lý mới nảy sinh chưa được văn bản QPPL điều chỉnh hoặc có quy định nhưng cịn chung chung, thiếu tính cụ thể hoặc có mâu thuẫn.
- Bản án, quyết định đó được Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua (Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết, nhất trí bản án, quyết định đó là án lệ). Đây là điều kiện quan trọng, vì thỏa mãn điều kiện này nghĩa là bản án, quyết định đó đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC thừa nhận tính đúng đắn, tính khn mẫu.
- Các bản án, quyết định phải được cơng bố và hệ thống hóa. Việc cơng bố và hệ thống hóa án lệ phải tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Đây là một hoạt động quan trọng để một bản án, quyết định trở thành án lệ [13].