Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 37)

1.2. Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp

1.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp

1.2.4.1 Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện nay, các hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính của NLĐ và NSDLĐ bao gồm:

- Các hành vi quy định về đóng BHTN.

- Các hành vi quy định về lập sổ hưởng BHTN - Các hành vi vi phạm các quy định khác về BHTN.

Các hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính của cơ quan BHXH bao gồm: khơng cấp sổ BHXH hoặc không chốt sổ đúng hạn; không giải quyết chế độ BHTN đúng hạn; chi trả không đúng mức, không đúng thời hạn; gây khó khăn, phiền hà, trở ngại làm

thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ; quản lý, sử dụng quỹ BHTN sai mục đích.

Có hai hình thức xử phạt hành chính được áp dụng là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền được quy định từ 1 triệu đến 75 triệu đồng. Ngoài ra, cịn có các hình thức phạt bổ sung là buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải truy thu nộp số tiền BHTN; bắt buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm.

NLĐ cũng bị xử phạt hành chính nếu có thoả thuận với NSDLĐ không tham gia BHTN; hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ BHTN…11 Bộ Luật hình sự 2015 được ban hành đã bổ sung một số tội danh liên quan đến trốn đóng, gian lận, chiếm dụng quỹ BHTN như tội gian lận BHXH, BHTN quy định tại điều 214; Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ quy định tại Điều 216.

1.2.4.2. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định hiện hành, tranh chấp về BHTN có thể là tranh chấp lao động hoặc tranh chấp hành chính.12

Tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ về đóng BHTN là tranh chấp lao động. Vì vậy nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp này được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

Theo Bộ luật lao động năm 2012, thì giải quyết tranh chấp về BHTN không được đề cập rõ, Bộ luật chỉ quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phải thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Kế thừa những quy định của Bộ luật Lao động 2012, Điềm d khoản 1 điều 188 Bộ luật Lao

11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

12 Cơng văn số 105/TANDTC-PC&QLKH của Tồ án nhân dân tối cao Quy định về việc thi hành Luật Bảo hiểm xã hội

động 2019 đã mở rộng phạm vi các loại tranh chấp về lao động. Sự thay đổi nhỏ tại Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012 chính là việc bổ sung các tranh chấp khơng cần qua thủ tục hịa giải viên lao động như tranh chấp về BHTN theo quy định của pháp luật về việc làm, các bên có quyền gửi đơn tới tồ án nhân dân để giải quyết sau khi thương lượng khơng thành hoặc các bên khơng có thiện chí thương lượng. Thủ tục gỉải quyết tranh chấp về BHTN tại toà án nhân dân tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tranh chấp giữa NLĐ hoặc NSDLĐ với cơ quan BHXH là tranh chấp hành chính, sẽ được giải quyết theo quy định của Luật tố tụng hình sự.

Kết luận Chương 1

Pháp luật về BHTN đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới, với các quy định được ghi nhận trong các công ước của Tổ chức lao động quốc tế cũng như các quốc gia tiên tiến khác. Pháp luật về BHTN ở Việt Nam được chính thức ghi nhận từ năm 2006 trong Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, BHTN được đặt trong hệ thống BHXH. Qua nghiên cứu có thể thấy ngay từ thời điểm khởi đầu khi thiết lập các quy định về BHTN, các quy định về chế độ bảo hiểm này ở Việt Nam đều tuân theo những quy định chung nhất về BHTN theo khung pháp luật của ILO, đồng thời cũng học hỏi kinh nghiệm từ

các quốc gia khác trên thế giới. Với quan điểm nhận thức mới về BHTN, chế độ bảo hiểm này đã được quy định trong Luật Việc làm 2013 với sự gắn bó mật thiết của vấn đề TCTN với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho NLĐ.

Có thể nói, với những nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung như đã nêu trên, Chương 1 của luận văn là một chương quan trọng trong kết cấu của luận văn, trở thành cơ sở lý luận vững chắc để đối chiếu, đánh giá được thực trạng áp dụng BHTN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đồng thời chỉ ra được những điểm hợp lý, điểm chưa hợp lý, những khó khăn vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở những chương sau.

CHƯƠNG 2

TH C TI N TH C HI N PHÁP LU T V B O HI M TH T NGHI P Ề Ả

TRÊN Đ A BÀN T NH CAO B NG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w