Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 59 - 63)

thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về BHTN ở Việt Nam phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về BHXH nói chung, BHTN nói riêng.

Bảo hiểm xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống dân sinh nên được ghi nhận trong nhiều Báo cáo Chính trị của Đảng. Tuy nhiên, BHTN lần đầu tiên chính thức được nhắc đến trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001). Báo cáo có ghi nhận:” Thực hiện các chính

sách xã hội nhằm tạo ra sự an toàn trong cuộc sống cho mọi thành viên của cộng đồng bao gồm bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế”. “Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp”

Kế tiếp tinh thần của Đại hội Đảng IX, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2006 -2010, cũng nêu rõ: “ Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội theo hướng đa dạng hóa hình thức và phù hợp với kinh tế thị trường, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động:.

Bước vào thời kỳ phát triển mới, Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, … đa dạng linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương”.

Đặc biệt năm 2018, Ban chấp hành trung ương khóa XII tại hội nghị lần thứ 7 đã ra nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Nghị quyết đã xác định:

“Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.” Nghị quyết cũng đã đưa ra chủ trương xây dựng hệ thống BHXH đa

tầng, trong đó có BHXH bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của NLĐ và NSDLĐ.

Quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam về BHXH nói chung, BHTN nói riêng thể hiện qua các kỳ đại hội từ năm 1986 (Đại hội VI) đến nay (Đại hội XII) là những nhận thức chính trị định hướng cho sự vận động và phát triển của pháp luật BHTN. Đây đồng thời là cơ sở quan trọng để xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHTN.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về BHTN phải phù hợp với việc xây dựng, phát triển hệ thống chính sách BHXH và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 23/6/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII, hội nghị lần thứ 7 đã chỉ rõ mục tiêu, xu hướng phát triển BHXH trong giai đoạn tới là: “Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Phát triển hệ thống chính sách, bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế”. Trong đó có mục tiêu của BHTN, cụ thể:

Giai đoạn đến năm 2021: phấn đấu đạt khoảng 35% lượng lao động trong độ

tuổi tham gia BHXH, trong đó nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực

lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 80%.

Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong

độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%.

Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong

độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%.

Để thực hiện mục tiêu trên cần xây dựng hệ thống chính sách BHTN đồng bộ, thống nhất, đảm bảo khuyến khích mọi đối tượng lao động tham gia BHTN và tạo điều kiện cho NLĐ hưởng TCTN một cách thuận lợi. Chính sách BHTN được xây dựng trong khuôn khổ các kế hoạch kinh tế - xã hội tổng thể, phù hợp với trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội từng thời kỳ. Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang được hình thành một cách rõ nét và đồng bộ tuy nhiên cùng với nó là nhiều thách thức như sự lựa chọn đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp. Để pháp luật về BHTN đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả thì cần phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. BHTN không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đơn thuần

mà cịn nhằm đảm bảo cơng bằng xã hội, trên cơ sở đó tạo nền tảng để phát triển bền vững.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh mẽ tới tồn bộ hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật mở. An sinh xã hội nói chung, BHXH nói riêng là vấn đề được các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia hết sức quan tâm. BHTN cũng là vấn đề được coi trọng khi phát triển thị trường lao động. Hiện nay đã có khoảng 70 quốc gia thực hiện chế độ BHTN cho NLĐ. Vì vậy việc hồn thiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước và phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Ngày 20/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg, phê duyệt “Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu “Phát huy tối đa nguồn lực và

điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng hệ thống ASXH tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại, xây dựng chính sách, tổ chức thực thi chính sách về BHXH, BHYT phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Q trình hội nhập địi hỏi Việt Nam cần có hệ thống văn bản pháp luật thực thi các chính sách phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong đó, chính sách BHXH nói chung, BHTN nói riêng cần phải được xây dựng và thực hiện phù hợp với thế giới và có các tiêu chí tương đồng với các quốc gia phát triển trong khu vực, từ đó tạo điều kiện cho NLĐ có thể dễ dàng tiếp cận các chế độ BHXH, BHTN ở Việt Nam và các quốc gia khác.

Thứ tư, các quy định pháp luật về BHTN phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục thực hiện theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân và công khai minh bạch.

Quy trình thực hiện phải phù hợp với thực tế đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phân chia trách nhiệm các bên rõ ràng, tránh chồng chéo, tránh gây khó khăn cho NLĐ. Việc hồn thiện hướng đến một văn bản luật quy định đầy đủ và chi viết về BHTN và không cần quá nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành mới có thê thực hiện được. Ngồi ra cần triệt để áp dụng cơng nghệ, thơng tin trong q trình thực hiện và nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giải quyết cơng việc, cũng như tn thủ tuyệt đối tính cơng khai, minh bạch trong quá trình thực hiện. Cần coi việc thực hiện tốt chính sách BHTN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của cả chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân. Do đó việc hồn thiện pháp luật BHTN cần có sự quan tâm tạo cơ chế thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w