Một số thông tin về tỉnh Cao Bằng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 37)

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc bao gồm 12 huyện và một thị xã, với vị trí địa lý hai mặt Đơng, Tây giáp tỉnh Quảng Tây - Trung

Quốc, có đường biên giới dài 311 km; phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía Đơng giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 6690,72 km2, địa hình của tỉnh là núi non trùng điệp, rừng núi chiếm 90% diện tích tồn tỉnh, tổng số dân tính đến 31/12/2019 là 583 288 người. Qua đó ta thấy mật độ dân số của tỉnh là 76 người/1 km2 . Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là người Tày (chiếm 41,0% dân số), người Nùng (31,1%), người H'Mông (10,1%), người

Dao (10,1%),người Kinh (5,8%), người Sán Chay (1,4%)... và 11 dân tộc khác có dân

số trên 50 người. Dân số ở thành thị chiếm 13% và nông thôn chiếm 87%13.

Thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng nguồn tài ngun khống sản đa dạng, có150 mỏ và điểm quặng như: quặng sắt, quặng mangan, quặng thiếc, vàng… có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt. Một số cơ sở công nghiệp đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả như: Cơng ty Khống sản và luyện kim, công ty cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng, cơng ty cổ phần Xi măng…

Cao Bằng cịn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hố, có thế mạnh về tiềm năng du lịch với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú như: Cụm di tích lịch sử Pác Bó - gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của lạnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại như: hang Cốc Bó, lán Khuổi Nặm, suối Lê-nin, núi Các Mác; Khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền than của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hung. Bên cạnh đó, Cao Bằng cịn được thiên nhiên ban tặng những tuyệt tác thiên nhiên như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc (Trùng Khánh), hồ Thang Hen (Trà Lĩnh), khu du lịch sinh thái Phja Oắc-Phja Đén (Nguyên Bình)…

Về kinh tế, Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nên trong những năm qua Cao Bằng là một trong những tỉnh ln có sự phát triển kinh tế đứng trong tốp cuối của cả nước. Cao Bằng có chung đường biên giới với Trung Quốc,

13 “Tình hình kinh tế, xã hội Cao Bằng năm 2018”, Đài Truyền hình tỉnh Cao Bằng http://caobangtv.vn/tin-tuc-n23517/cao-bang--nhung-dau-an-noi-bat-trong-nam-2018.html

hoạt động kinh doanh thương mại tại các khu vực cửa khẩu nói chung và thành phố Cao Bằng nói riêng đang trên đà ngày càng phát triển và mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp manh mún, quy mơ nhỏ lẻ, năng suất hiệu quả thấp, tình trạng thiếu việc làm cịn nhiều, nhất là khu vực nơng thôn. Tại tỉnh Cao Bằng, trên 80% dân số sống bằng nơng, lâm nghiệp trong đó người nơng dân chỉ canh tác 01 mùa trong năm dẫn đến thu nhập thấp. Thu nhập bình quân đầu người thấp là 560.800 đồng/tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung của cả nước.

Với những lợi thế và điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, những năm gần đây có cấu kinh tế của tỉnh có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, ngành công nghiệp bước đầu đi vào khai thác, phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh, sản xuất công nghiệp tăng nhanh cả về năng suất và sản lượng, chất lượng ngành dịch vụ được nâng cao hơn, thu ngân sách trên địa bàn tăng khá nhanh, lợi thế về kinh tế cửa khẩu đang từng bước được phát huy. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và sự giúp đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước. Cao Bằng đang từng bước củng cố, khắc phục và phát triển.

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng có 1.637 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 20.240,379 tỷ đồng, trong đó đang hoạt động là 1.207 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 16.960,869 tỷ đồng; có 569 đơn vị trực thuộc đang hoạt động (bao gồm: 253 Chi nhánh; 29 văn phòng đại diện, 287 địa điểm đăng ký kinh doanh)14. Trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến 2025:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 13,4%/năm giai đoạn 2021 - 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 - 20%/năm. Phấn đấu tốc độ

14 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tình hình thực tế nhiệm vụ kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2019 và

tăng dân số khoảng 0,6%/năm; tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 9.500 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%/năm.15

2.1.2. Tình hình lao động, việc làm, thất nghiệp tại tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến năm 2019 là 362.000 người, chiếm khoảng 62,3% quy mơ dân số tồn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 29%; tỷ lệ thất nghiệp 1,62%16; lực lượng lao động tập trung ở vùng nông thôn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thể hiện cơ cấu lao động trong các ngành như sau: lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 71,1%, phi nơng nghiệp chiếm 28,9% (trong đó nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 9,3% và thương mại dịch vụ chiếm 19,6%) trong tổng số lao động lực lượng trên toàn tỉnh. Nhu cầu việc làm của NLĐ hàng năm khoảng 15.000 người; khả năng tạo việc làm tại địa phương cho NLĐ khoảng 7.000 – 8.000 người, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh bình quân mỗi năm khoảng 2.000 – 3.000 người17. Tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp, kỷ luật lao động của NLĐ nhìn chung cịn hạn chế. NLĐ chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, chưa phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc việc, các doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh yếu là các quy mô nhỏ, chưa tạo được nhiều việc làm cho NLĐ, chưa tạo được việc làm bền vững.

Mặc dù Cao Bằng có đường biên giới trải dài giáp với Trung Quốc, hoạt động kinh tế tại các khu vực cửa khẩu riêng và toàn tỉnh Cao Bằng ngày càng mở rộng và phát triển nhưng lực lượng lao động phổ thông qua đào tạo vẫn rất thấp, thể hiện qua biểu sau:

15 Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

16 Triệu Thị Mai Phương(2018), Pháp luật về bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành tại tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

17 Hà Minh Trần (2016), Thực trạng làm việc cho người lao động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay và giải

Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nơng thơn tại Cao Bằng

Đơn vị tính theo %

Năm Tổng số Theo giới tính Theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2015 17,22 16,72 17,71 45,03 11,74

2016 19,11 18,10 20,11 42,25 14,46

2017 19,26 18,67 19,85 41,92 14,00

2018 19,91 19,18 20,63 60 10,3

2019 20.03 19,35 20,71 43,85 14,45

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019, Cục thống kê tỉnh Cao Bằng

Hoà nhập cùng với xu thế chung của cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển với sự tăng lên của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Theo đó nhu cầu về nhân lực lao động cũng tăng lên, tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây lại có xu hướng tăng lên.

Kéo theo tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở Cao Bằng có xu hướng ngày càng tăng lên theo các năm và tỷ lệ thất nghiệp ở lao động nam cao hơn lao động nữ, đặc biệt tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và theo thành thị, nơng thơn tại Cao Bằng

Đơn vị tính theo %

Năm Tổng số NamTheo giới tínhNữ Theo thành thị, nơng thơnThành thị Nơng thơn

2015 0,96 1,13 0,79 3,92 0,34

2016 0,96 1,17 0,84 3,90 0,4

2017 1,01 1,22 0,77 3,95 0,41

2018 1,04 1,28 0,86 2,98 0,55

2019 1,1 1,34 0,91 3,76 0,65

Qua những số liệu trên có thể thấy xu hướng thiếu việc làm và thất nghiệp tại tỉnh Cao Bằng ln thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước nhưng lại đi ngược với xu hướng chung của cả nước, trong khi tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của cả nước ngày càng giảm dần qua các năm thì tại Cao Bằng lại ngày càng tăng.

2.1.3. Các cơ quan, tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Cao Bằng

Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng có địa chỉ tại Km 5, Phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại thành phố Cao Bằng, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế, BHTN và quản lý quỹ BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy định của BHXH Việt Nam và theo pháp luật. BHXH tỉnh Cao Bằng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Đến nay, về tổ chức, BHXH tỉnh Cao bằng bao gồm 10 phòng nghiệp vụ và 12 cơ quan BHXH tại các huyện, thành phố.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội. Trung tâm có chức năng tư vấn về việc làm; tư vấn học nghề; tư vấn về chính sách, pháp luật lao động; giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; xuất khẩu lao động; thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thị trường lao động; thực hiện các chính sách BHTN; Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm; đào tạo kỹ năng, dạy tiếng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật; thực hiện các chương trình, dự án về việc làm; thực hiện các Dịch vụ công khác theo quy định của pháp luật. Q trình thực hiện cơng tác chun mơn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, ngồi trụ sở chính ở thành phố Cao Bằng, Trung tâm

cịn có 2 văn phịng tại huyện Quảng Un và huyện Bảo Lạc. Tại trụ sở chính có 05 đơn vị thực hiện công tác chuyên mơn, nghiệp vụ trong đó có 01 phịng thực hiện cơng tác BHTN.

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Cao Bằng

2.2.1. Những kết quả đạt được

Về đối tượng tham gia BHTN duy trì ổn định và tăng dần qua các năm.

Nhìn chung, từ năm 2015 đến nay, số lượng NLĐ tham gia BHTN tại tỉnh Cao Bằng tăng lên đều qua các năm. Báo cáo của BHXH tỉnh Cao Bằng về tình hình thực hiện cơng tác BHXH thì năm 2015, tổng số người tham gia BHXH là 35.961 người, trong đó số người tham gia BHTN là 25.953 người. Năm 2016 tổng số người tham gia BHXH là 37.537 người, tăng 1.576 người so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số người tham gia BHTN là 26.300 người, tăng 347 người so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017 tổng số người tham gia BHXH là 39.120 người, tăng 1.583 người so với năm 2016, trong đó số người tham gia BHTN là 26.763 người, tăng 463 người so với năm 2016. Năm 2018, số người tham gia BHXH bắt buộc là 40.877 người, tăng 1.757 người so với năm 2017, trong đó số người tham gia BHTN là 26.670 người, giảm 93 người so với năm 2017. Tính đến hết năm 2019 tổng số người tham gia BHXH là 44.880 đạt 102,3% vượt 991 người so với kế hoạch giao tại Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 9/5/2019 của UBND tỉnh Cao Bằng, tăng 3,987 người so với năm 2018. Trong đó số người tham gia BHTN là 27.373 người, đạt 94,46%, thiếu 1.602 so với kế hoạch giao, tăng 565 so với cùng kỳ năm trước.

Về thực hiện các chế độ BHTN

- Về chế độ trợ cấp thất nghiệp.

BHTN nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp được học nghề, hỗ trợ tìm việc làm để NLĐ nhanh chóng trở lại thị trường lao động... Trong thời gian qua với nỗ lực và quyết tâm cao, tại tỉnh Cao Bằng chính sách BHTN đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được

đơng đảo NLĐ cũng như doanh nghiệp quan tâm đón nhận. Phần lớn doanh nghiệp đã nắm bắt và thực hiện chính sách một cách nghiêm túc.

Số lượng người nộp hồ sơ và số người được hưởng TCTN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng nhanh qua các năm. Theo Báo cáo của BHXH tỉnh Cao Bằng, năm 2015 BHXH tỉnh Cao Bằng đã giải quyết chế độ BHTN cho 1.005 người; năm 2016 đã giải quyết chế độ BHTN cho 1.032 người; năm 2017 BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHTN hàng tháng cho 1.112 người; năm 2018 đã giải quyết chế độ BHTN hàng tháng cho 1.307 người; năm 2019 đã giải quyết chế độ BHTN hàng tháng cho 1.753 người. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, số hồ sơ đề nghị hưởng TCTN đã lên tới 1.090 hồ sơ và có 1.037 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp18. Đây là hiện tượng chung của cả nước trong thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động nặng nề đến nền kinh tế Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả buộc phải cắt giảm, sa thải NLĐ.

Biểu đồ 2.3: Số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2015-2019

2015 2016 2017 2018 2019 tháng 6/2020 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1017 1050 1172 1330 1790 1090 1005 1032 1112 1307 1753 1037

S h s đ gh h ng tr c pố ồ ơ ề ị ưở ợ ấ S ng i có quy t đ nh hố ườ ế ị ưởng BHTN

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác hàng năm của Trung tâm dịch vụ việc làm Cao Bằng

Bảng số liệu trên cũng cho thấy số lượng các đối tượng hưởng BHTN tỉnh Cao Bằng có chiều hướng gia tăng. Năm 2015 số người hưởng BHTN chỉ có 1005 người nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 1753 người. Kết quả đó cho thấy NLĐ, NSDLĐ và các cơ quan của Nhà nước đã ngày càng quan tâm hơn đến chính sách BHTN cho NLĐ, đồng thời cơng tác tun truyền được đẩy mạnh, giúp NLĐ có điều kiện tiếp cận với chính sách mới. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w