Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 59)

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Cao Bằng

2.2.2. Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và nguyên nhân

2.2.2.1. Tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN trên địa bàn Cao Bằng vẫn còn thấp.

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2019 tồn tỉnh Cao Bằng có 26.474 người tham gia BHTN, chiếm 7,29% lực lượng lao động. Mặc dù BHTN là chế độ bảo hiểm bắt buộc nhưng tỷ lệ người tham gia BHTN tại Cao Bằng lại khá thấp. Với số lượng NLĐ tham gia BHTN ít ỏi như hiện nay cho thấy thực hiện chế độ BHTN ở Cao Bằng chưa thực sự hỗ trợ được cho các chế độ BHXH, BHYT mặc dù 100% NLĐ tham gia BHTN đều tham gia BHYT.

Trên thực tế doanh nghiệp chỉ phải đóng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng vào quỹ BHTN. Tuy nhiên, vẫn cịn có nhiều đơn vị khó khăn, nợ đọng BHXH kéo dài dẫn đến việc hàng tháng phải trích thêm một khoản chi phí nữa để đóng bảo hiểm cho NLĐ là một vấn đề lớn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cả NLĐ và NSDLĐ đều tìm cách trốn đóng BHTN.

20“Đẩy mạnh tun truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp”, http://tinhdoan.caobang.gov.vn/index.php? nv=news&op=DVTN-tim-hieu-phap-luat/Day-manh-tuyen-truyen-chinh-sach-bao-hiem-that-nghiep-2382, truy cập 28/05/2020

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thực hiện thơng báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định và tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên khơng cập nhật được số liệu về tình hình lao động địa phương. Do phải chờ kết quả báo cáo về tình hình sử dụng lao động của các cơ quan lao động, nên cơ quan BHXH chưa tiếp cận một cách nhanh chóng sự thay đổi về số lượng sử dụng lao động. HĐLĐ ở các đơn vị sử dụng lao động cũng như thời hạn của HĐLĐ. Vì vậy, cơng tác phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHTN như quy định của pháp luật chưa kịp thời. Nhiều trường hợp, BHXH lập danh sách để thu BHTN thì NSDLĐ cho biết NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ.

Thứ hai, vẫn có tình trạng các đơn vị sử dụng lao động nợ BHTN.

Tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, khơng chỉ riêng tỉnh Cao Bằng mà cịn là tình trạng chung của cả nước. Tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng BHTN nên không chốt được sổ BHXH gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ. Bên cạnh đó, do những năm gần đây, tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoặc chấm dứt hoạt động xảy ra khá nhiều, vì thế đã dẫn đến các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp cịn chậm đóng BHTN, hoặc nợ tiền BHTN. Tính đến hết tháng 6 năm 2020, tồn tỉnh có 138 doanh nghiệp nợ BHXH21. Trong đó có một số doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài với số tiền rất lớn, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh gần 24 tỷ đồng. Trong đó, 2 đơn vị nợ khơng có khả năng thu trên 9,5 tỷ đồng gồm: Chi nhánh Cơng ty cổ phần Khống sản Luyện kim Việt Nam tại Cao Bằng trên 7,1 tỷ đồng; Cơng ty cổ phần Cơ khí xây lắp cơng nghiệp Cao Bằng 929,1 triệu đồng; Công ty TNHH CKC trên 259,8 triệu đồng; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển miền núi trên 136,7 triệu đồng; Công ty cổ phần Xây dựng giao thông II Cao Bằng 302,9 triệu đồng…

21 “138 đơn vị sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm từ 3 tháng trở lên”, http://baocaobang.vn/BHXH/138-don-vi- su-dung-lao-dong-no-tien-bao-hiem-tu-3-thang-tro-len/76980.bcb, truy cập ngày 14/07/2020

Các đơn vị nợ kéo dài với tổng số tiền trên 3 tỷ 485 triệu đồng, gồm: Ban Quản lý Bảo trì đường bộ 106,6 triệu đồng; Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Vĩnh Dung 28,5 triệu đồng; Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật môi trường Cao Bằng 70 triệu đồng; Công ty TNHH Trung Hiếu Cao Bằng trên 23,9 triệu đồng; Công ty TNHH một thành viên Vòng Hường hơn 26,4 triệu đồng; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Vĩnh Thành 686 hơn 33,6 triệu đồng…

Để hoàn thành kế hoạch thu, BHXH tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thu hồi nợ đọng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, công tác thực hiện thủ tục chi trả chế độ BHTN đơi khi cịn chậm.

Do việc triển khai thu nộp phải thực hiện hàng tháng (đối với NLĐ và NSDLĐ), song đối với nhà nước, việc trích nộp đóng vào quỹ BHTN tính theo năm, vì thế đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tính hưởng chế độ BHTN. Theo đó, việc tính đóng mức tối đa theo mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng, trong khi các mức lương này lại thay đổi theo năm, vì thế dẫn đến đôi lúc BHXH triển khai chậm. Một số hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam còn chưa cụ thể, do vậy, việc triển khai cịn gặp khó khăn cho cơng tác chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ tại các doanh nghiệp đã giải thể, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tạm giam, tính lãi truy thu do lỗi của cơ quan BHXH… Một số trường hợp NLĐ sau một thời gian đã có việc làm nhưng vẫn khơng khai báo đến cơ quan chức năng nhằm tiếp tục hưởng BHTN. Điều này dẫn đến tình trạng NLĐ vừa hưởng BHTN, vừa tham gia đóng BHTN ở đơn vị mới.

Thứ tư, chế độ hỗ trợ tư vấn, tìm việc làm và đào tạo nghề cho NLĐ chưa thực hiện tốt.

Chế độ hỗ trợ tư vấn vẫn mang tính hình thức, nội dung tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ chưa thiết thực thể hiện qua nội dung thông báo về các bước thực hiện khi NLĐ đến dăng ký thất nghiệp nêu trên như là một bước bắt buộc để thực hiện tiếp việc nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ muốn tìm việc làm thì phải tự tìm

hiểu thơng tin niêm yết tại sàn giao dịch việc làm, phần lớn không phải thông qua từ việc tiếp xúc với nhân viên tư vấn việc làm.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Cao Bằng, trong các chế độ BHTN, NLĐ quan tâm nhất là trợ cấp thất nghiệp. Còn các chế độ hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm thì hầu như NLĐ ít quan tâm, đây là một thực trạng chung của cả nước. Thực tế, số lượng người hưởng TCTN tham gia và có quyết định hỗ trợ học nghề, hoặc tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm khơng phổ biến. Các chương trình đào tạo nghề do chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu của NLĐ thất nghiệp nên nội dung chương trình đào tao tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của NLĐ thất nghiệp. Cơng tác đào tạo nghề cịn nhiều bất cập như còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực dàn trải, danh mục nghề đào tạo chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu không bắt kịp với nhu cầu của thị trường về những ngành nghề mới, chủ yếu là các cơng việc kỹ thuật đơn giản… Như vậy, có thể thấy chế độ hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm là một trong những chế độ hỗ trợ NLĐ để họ sớm quay trở lại thị trường lao động, tuy nhiên chế độ này lại ít được NLĐ quan tâm.

Điều này cũng cho thấy chính sách BHTN chưa thực sự gắn bó với thị trường lao động. Việc thực hiện chính sách BHTN tại Cao Bằng thực tế vẫn còn nặng nề về các giải pháp giải quyết hậu quả mà chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa. NLĐ tại Cao Bằng mới chỉ chú trọng quan tâm đến TCTN thay vì quan tâm đến các chính sách khác có giá trị cốt lõi như đào tạo nghề, duy trì việc làm để đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động, các chính sách hỗ trợ duy trì việc làm tránh sa thải NLĐ. Đây là một tình trạng chung khơng chỉ tại các tỉnh như Cao Bằng mà còn tồn tại trên cả nước khi triển khai chế độ BHTN.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, ý thức tham gia BHTN của NLĐ chưa cao.

Tỷ lệ lao động tham gia BHTN còn thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trước hết là nhận thức của NLĐ nói riêng và người dân tại Cao Bằng nói chung về

BHTN cịn hạn chế. Do đặc điểm Cao Bằng là một tỉnh vùng núi biên giới, đến hơn 90% dân số sinh sống bằng ngành nghề liên quan đến nông, lâm nghiệp, lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh tính đến cuối năm 2019 chỉ chiếm 20,2% lực lượng lao động. Lao động nơng thơn cịn mang tính thời vụ, rất ít khi ký kết hợp đồng lao động. Đặc biệt, ở Cao Bằng cịn có một lượng NLĐ thường xun sang làm việc ở Trung Quốc, nhóm đối tượng này chủ yếu là những lao động tự do, không tham gia BHTN.

Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với NLĐ nhưng thực tế nhiều trường hợp NLĐ lại khơng muốn trích một phần thu nhập của mình ra để đóng BHTN nên đã thỏa thuận với NSDLĐ không ký HĐLĐ. Đặc biệt đối với nhóm lao động phổ thơng có thu nhập tương đối thấp, họ lại chỉ quan tâm tới cái lợi trước mắt là khơng muốn mất đi một phần thu nhập để đóng BHTN chứ khơng quan tâm tới lợi ích lâu dài của việc tham gia BHTN. Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ người đăng ký tham gia BHTN so với số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ không cao.

Thứ hai, ý thức pháp luật của NSDLĐ về BHTN cũng chưa cao.

Theo quy định NSDLĐ có trách nhiệm đóng 1% vào quỹ BHTN. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN và vì lợi nhuận, nhiều NSDLĐ cũng tìm cách trốn đóng BHTN cho NLĐ. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng BHTN cịn diễn ra phổ biến. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến đó là, sự tác động bất lợi của nền kinh tế khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, chậm đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Một số doanh nghiệp sản xuất gián đoạn, hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nên, nợ vẫn tiếp tục phát sinh và tăng dần theo thời gian. Một số đơn vị sử dụng lao động chưa quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, cố tình chây ỳ trong việc trích nộp tiền BHXH. Điều này ảnh hưởng đến trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, những NLĐ đã chấm dứt HĐLĐ, chưa tìm được việc làm mới nhưng khơng được hưởng BHTN.

Ngồi ra, do hiểu biết về pháp luật lao động, pháp luật BHTN cịn hạn chế nên các doanh nghiệp khơng tiến hành chốt sổ BHXH cho NLĐ. Vì thế khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ nhưng khơng có sổ BHXH thì cũng khơng thể đi đăng ký hưởng chế độ BHTN được.

Thứ ba, mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh có quy mơ và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường lao động.

Các cơ sở dạy nghề cơng lập hầu hết có cơ sở máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn lạc hậu. Sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, phương pháp dạy và học chưa được cải tiến, thời gian thực hành, thực tập cịn ít khơng thu hút được NLĐ theo học mặc dù học có nhu cầu tìm kiếm việc làm rất lớn. Ngồi ra, việc hỗ trợ đào tạo nghề chủ yếu đáp ứng nhu cầu lao động phổ thơng, làm các cơng việc giản đơn thì lực lượng này lại thường có tâm lý ngại học, muốn tìm việc làm thích hợp ngay. Trong khi đối với ngành nghề cần đào tạo dài ngày, kinh phí đào tạo nhiều hơn thì mức hỗ trợ của chế độ BHTN lại khơng nhiều, do đó việc cân đối lợi ích thu được và cơng sức bỏ ra của NLĐ. Điều đó, càng khiến NLĐ không mặn mà với chế độ này, dẫn đến chế độ tư vấn, hỗ trợ học nghề chưa thực sự hấp dẫn.

Thứ tư, các cơ quan thực hiện BHTN hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác thực hiện pháp luật về BHTN. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó thì việc quản lý này chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng nợ đọng BHTN vẫn còn tồn tại. Lực lượng cán bộ chun mơn của BHXH tỉnh vẫn cịn đang thiếu nên nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tai nạn lao động, về BHTN cũng chưa được thực hiện một cách quyết liệt nên nhiều khi chưa kịp thời phát hiện cũng như xử lý được các tồn tại trong việc thực hiện các quy định về BHTN.

Do việc tư vấn, hỗ trợ việc làm là miễn phí nên sự chủ động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh trong việc tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ chưa cao, hoạt động chưa thật sự hiệu quả.

Kết luận Chương 2

Pháp luật Việt Nam hiện hành về BHTN về cơ bản đã đáp ứng được thực tiễn cũng như mục tiêu của BHTN. Chế độ TCTN ở góc độ nào đó đã đảm bảo được đời sống cho NLĐ trong thời gian bị mất việc làm. Các chế độ khác như tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề cũng đã giúp NLĐ có cơ hội quay trở lại thị trường lao động.

Thực tiễn thi hành pháp luật về BHTN tại tỉnh Cao Bằng cho thấy việc thực hiện các chế độ BHTN khi NLĐ bị thất nghiệp đã được giải quyết và chi trả kịp thời, cơng tác rà sốt việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ bị thất nghiệp được triển khai đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, ngồi những kết quả đạt được trong q trình thực hiện, pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh cũng bộ lộ khơng ít hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại, hạn chế là do ý thức, nhận thức của NLĐ, NSDLĐ về BHTN chưa cao, cịn tìm cách né tránh việc tham gia BHTN. Những hạn chế, bất cập này đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của NLĐ cũng như việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung. Do đó, việc tiếp tục hồn thiện pháp luật BHTN, các chính sách an sinh xã hội là cần thiết.

CHƯƠNG 3

YÊU C U, GI I PHÁP HOÀN THI N PHÁP LU T VÀ NÂNG CAO HI U QU

TH C HI N PHÁP LU T V B O HI M TH T NGHI P TRÊN Đ A BÀN T NH Ề Ả

CAO B NG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn áp dụng tại địa phương tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w