về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, quy định về đối tượng bắt buộc tham gia và đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
So với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì Luật Việc làm năm 2013 đã quy định mở rộng đối tượng tham gia BHTN. Tuy nhiên, đối tượng NLĐ tham gia BHTN mới tập trung ở hai nhóm: NLĐ làm việc theo HĐLĐ và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Quy định này nhằm vào các đối tượng NLĐ có nguy cơ dễ bị mất việc làm, nhất là khi các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, BHTN chỉ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Trong khi đó, theo Luật BHXH năm 2014 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên. Vì vậy, cần mở rộng đối tượng tham gia BHTN. Cụ thể, để mở rộng đối tượng BHTN cần quy định BHTN áp dụng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên.
Bên cạnh đó cũng nên cho phép NLĐ nước ngoài vào làm việc đang làm việc ở Việt Nam cũng được tham gia BHTN. Hiện nay, nhóm đối tượng này chiếm một tỷ lệ nhất định trong lực lượng lao động, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta và cũng có nhu cầu cần được bảo đảm về việc làm và thu nhập nhưng lại chưa được pháp luật cho phép tham gia BHTN. Đối tượng này hiện nay theo quy định của Luật BHXH cũng đã tham gia BHXH bắt buộc, vì vậy thiết nghĩ cũng nên quy định họ cũng được tham gia BHTN. Như vậy, cần xem xét mở rộng đối tượng tham gia BHTN không chỉ là công dân Việt Nam tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước và quốc tế, đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng quốc gia và tăng nguồn thu cho quỹ BHTN.
Thứ hai, cần quy định NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc để hưởng lương hưu được thanh toán trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, BHTN không chi trả chế độ cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV để hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Ý nghĩa của quy định này là BHTN chỉ bảo đảm cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV mà khơng có thu nhập nào khác để đảm bảo đời sống hàng ngày của bản thân và gia đình. Đối với trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ đã có lương hưu hàng tháng và NLĐ khi nghỉ hưu đã hết khả năng lao động và khơng có nhu cầu tìm việc làm mới hoặc học nghề để quy lại thị trường lao động. Quy định này không phù hợp với ngun tắc cơng bằng xã hội, có đóng có hưởng của BHXH nói chung và BHTN nói riêng. Nếu NLĐ đóng hàng chục năm bảo hiểm mà khơng được hưởng quyền lợi thì thực sự là bất cơng. Hơn nữa, thực tế cho thấy hầu hết NLĐ làm việc theo HĐLV trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước có đóng góp lớn vào quỹ BHTN, trong khi số lượng người mất việc làm hưởng chế độ lại không nhiều. Để đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia BHTN, pháp luật cần quy định NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV để hưởng lương hưu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một giải pháp khá hữu ích, nếu triển khai được giải này thì số người có nhu cầu tham gia đóng BHTN sẽ rất nhiều và
tạo được sự hấp dẫn của BHTN đối với những người được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Thứ ba, bổ sung thêm các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm hạn chế việc lạm dụng quỹ BHTN.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam một trong những điều kiện được hưởng TCTN đó là NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, trừ một số trường hợp: i) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật; ii) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, NLĐ bị sa thải cũng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này dẫn đến một thực trạng hiện nay là NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nhưng sau đó lại đề nghị NSDLĐ kỷ luật sa thải để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bởi vậy, pháp luật của rất nhiều nước cũng đã quy định NLĐ không được hưởng TCTN khi bị xử lý kỷ luật sa thải. Về vấn đề ngày, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Đức. Theo quy định của pháp luật Đức, NLĐ nghỉ việc do lỗi của họ, do vi phạm kỷ luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhằm hạn chế tình trạng lạm dũng quỹ BHTN.
Thứ tư, về mức trợ cấp thất nghiệp.
Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, mức TCTN của NLĐ hàng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kê trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV. Thời gian hưởng TCTN phụ thuộc vào thời gian tham gia BHTN (thấp nhất 3 tháng và cao nhất là 12 tháng). Như vậy việc hưởng TCTN ở Việt Nam khơng có sự phân biệt từ lý do, nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Điều này là không hợp lý. Ở một số nước, chẳng hạn như Thái Lan đã đặt ra quy định chi tiết về thụ hưởng TCTN khác nhau giữa trường hợp NLĐ chủ động thôi việc với trường hợp NLĐ bị NSDLĐ
cho thôi việc (thôi việc bị động), theo hướng NLĐ chủ động thôi việc chỉ được mức trợ cấp bằng 3/5 trong thời gian tối đa bằng một nửa so với trường hợp còn lại.
Việc xác định mức TCTN trên cơ sở nguyên nhân chấm dứt việc làm của NLĐ cũng là cần thiết đối với việc thực hiện chính sách BHTN. Điều đó, một mặt đảm bảo tính cơng bằng của chính sách, mặt khác có thể tiết kiệm được một phần chi trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, muốn xác định được nguyên nhân nghỉ việc để giải quyết chế độ BHTN trước hết phải có bộ tiêu chí cụ thể, chính xác, gắn liền với việc đẩy mạnh công tác quản lý lao động.
Thứ năm, cần tăng mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ.
Đối với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ, quy định về mức hỗ trợ học nghề cịn thấp, pháp luật lại có quy định trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả, họ vốn đã khó khăn nên đa số khơng có đủ tiền để tự chi trả phần chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ và bù đắp chi phí phát sinh khác khi tham gia các chương trình học nghề. Mức hỗ trợ học nghề từ 01/01/2015 tối đa là 1.000.000 đồng/tháng22; trước đó, mức hỗ trợ từ ngày 01/12/2013 là tối đa 3.000.000 đồng/người/khoá đến 3 tháng, đối với các khoá trên 3 tháng là 600.000 đồng/người/tháng23.
Vì vậy, cần tăng cường khảo sát thị trường lao động để xác định những nghề mà thị trường đang có nhu cầu qua đó xem xét tăng mức hỗ trợ học nghề để đảm bảo học trợ phần học phí khuyến khích NLĐ đi học những nghề mà thị trường lao động đang có nhu cầu.
Thứ sáu, cần sửa đổi mức phí đóng vào quỹ BHTN.
22 Điều 3 Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 cử Thủ tướng chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
23 Điều 3 Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đag hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định pháp luật hiện hành, nhà nước, NSDLĐ và NLĐ đều có trách nhiệm đóng 1% vào quỹ BHTN. Việc nhà nước đóng phí là nhằm hỗ trợ quỹ trong thời gian đầu quỹ mới thành lập. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, theo báo cáo của BHXH Việt Nam nguồn quỹ BHTN tương đối ổn định và đã kết dư. Trong các năm gần đây, quỹ BHTN khơng cịn nhận sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước mà tổng thu BHTN trong năm chỉ bao gồm phần đóng của NLĐ và NSDLĐ.
Vì vậy thiết nghĩa tiến tới, cần có quy định về lộ trình giảm dần đến mức hỗ trợ của Nhà nước vào quỹ BHTN. Tiến tới, quy trình lộ trình giảm dần mức hỗ trợ của Nhà nước, thiết lập tỷ lệ đóng của NSDLĐ là 2/3 và NLĐ đóng là 1/3. Các quy định về mức đóng có thể được quy định dựa trên mức lương, tiền công thực tế trả cho NLĐ để trách trường hợp NSDLĐ tự mình hoặc phối hợp với NLĐ trốn trách, bớt tiền quỹ đóng vào BHTN.24 Nhà nước chỉ giữ vai trị bảo trợ cho quỹ về mặt pháp lý và khi nguồn quỹ thâm hụt. Giải pháp này sẽ khuyến khích NLĐ và NSDLĐ có trách nhiệm hơn trước rủi ro NLĐ bị thất nghiệp, hạn chế sự ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.
Thứ bảy, đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cần có quy định riêng biệt.
Hiện nay, việc xử phạt vi phạm pháp luật về BHTN còn quy định gộp chung trong các quy định về xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, do BHTN có những đặc thù riêng như vì vậy khơng thể áp dụng chung các hành vi vi phạm, mức xử phạt và hình thức phạt như đối với BHXH. Vì vậy, pháp luật cần quy định riêng về hành vi vi phạm, không chỉ liên quan đến việc đóng học phí, thực hiện quản lý hồ sơ và chi trả chế độ trợ cấp, mà còn bổ sung các hành vi liên quan đến thủ tục và đảm bảo chế độ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và mức xử phạt, hình thức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTN.
24 Bùi Đức Hiển (2011), Một số bất cập trong thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, Nghiên cứu lập pháp, tr 51-56.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Thứ nhất, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật đối với NLĐ và NSDLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về BHTN.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật BHTN tại tỉnh Cao Bằng là do nhận nhức, hiểu biết về BHTN của NLĐ, NSDLĐ và nhân dân trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế. Do đó, tun truyền giáo dục kiến thức pháp luật về BHTN là một trong những phương thức hữu hiệu để đưa pháp luật BHTN đi vào cuộc sống người dân. Cần phải tổ chức tốt hơn nữa khâu tuyên truyền, phổ biển sâu rộng pháp luật BHXH nói chung, BHTN nói riêng đến NSDLĐ và NLĐ nhằm giúp họ có nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của BHTN, tạo ra sự đồng thuận để việc tổ chức thực hiện BHTN được thuận lợi.
Về hình thức tuyên truyền BHTN cần tiến hành rộng rãi, nội dung tuyên truyền đa dạng, nhiều vấn đề khác nhau và phải có sự lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, để tránh tình trạng NLĐ đủ điều kiện hưởng nhưng lại khơng được hưởng do khơng nắm rõ quy trình thực hiện cần có sự phối hợp thường xuyên với các cơ quan báo đài ở địa phương, tổ chức tuyên truyền BHTN. Ngoài phương thức tuyên truyền, phổ biến trên trang điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm, BHXH tỉnh như hiện nay cần phối hợp với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Liên đồn lao động tỉnh, Đài phát thanh truyền hình, thơng tin rộng rãi thơng qua hình thức phát tờ rơi, tờ gấp, in pa nơ, áp phích và dán tại tất cả các đơn vị, doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh. Trong bản quy trình thể hiện rõ và tuần tự các vấn đề như điều kiện hưởng, cách thức thực hiện cho đến sơ đồ đường đi đến điểm đăng kí, nhận chế độ.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quản lý lao động, nắm bắt thông tin thị trường lao động
Quản lý lao động là cơ sở quan trọng trong việc xác định và nắm chắc tình hình đối tượng tham gia BHTN, thực hiện các chế độ BHTN. Trên thực tế tại tỉnh Cao Bằng,
công tác phát triển đối tượng tham gia BHTN còn hạn chế phần nhiều cũng do chưa nắm bắt được chính xác tình hình lao động, việc thu nhập, xác minh thơng tin về NLĐ khi giải quyết chế độ trợ cấp BHTN cũng rất khó khăn do khơng có hệ thống cơ sở thơng tin đầy đủ, kịp thời về NLĐ. Để thực hiện tốt việc mở rộng đối tượng tham gia BHTN thì phải nắm bắt được số lao động trong mỗi đơn vị, số đơn vị sử dụng lao động hiện có trên địa bàn, số đơn vị còn hoạt động kinh doanh, số đơn vị tạm ngừng hoạt động… phải có biện pháp quản lý ngay từ khi đăng ký hoạt động đến khi giả thể, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý phải có báo cáo về tình hình lao động của đơn vị.
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt công tác thông tin thị trường lao động, bao gồm: thu nhập, phân tích, dự báo thơng tin thị trường lao động. Đây là đòi hỏi tất yếu trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, không thể thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ thất nghiệp nếu không thực hiện thơng tin thị trường lao động. Do đó Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cao Bằng cần chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin thị trường lao động, tận dụng các kênh thơng tin để nắm bắt tình hình thị trường lao động chính xác, kịp thời.
Thứ ba, tăng cường công tác tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Công tác tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN thực hiện theo phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”. Cần tăng cường các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho NLĐ ngay từ khi chưa nộp hồ sơ hưởng TCTN; tổ chức cuộc khảo sát, điều tra về nhu cầu học nghề của người thất nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp để tăng cường công tác hỗ trợ học nghề. Cần thúc đẩy công tác thông tin thị trường lao động, chú trọng khai thác vị trí việc làm trống để hỗ trợ NLĐ bị thất nghiệp; phát hiện các sai phạm trục lợi về BHTN để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Thứ tư, tiếp tục cải tiến quy trình thực hiện BHTN và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay ở tỉnh Cao Bằng cũng đã dần từng bước áp dụng theo chế độ “một cửa”. Song vẫn cần tiếp tục cải thiện quy trình thực hiện BHTN để tạo thuận lợi hơn nữa cho NLĐ trong q trình giải quyết chế độ BHTN. Bên cạnh đó cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm. Cụ thể, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ về tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động… để hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trung tâm để thực hiện các chế