Ngôn ngữ kể chuyện

Một phần của tài liệu người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 29 - 32)

Một nhà văn đích thực luôn ý thức về mình nhƣ một nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử”, là phƣơng tiện bắt buộc để nhà văn giao tiếp với bạn đọc. Việc xây dựng ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong truyện là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy. Vì thế, ngôn ngữ kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng để nhận diện hình tƣợng ngƣời kể chuyện. Theo các tác giả trong Từ điển văn học thì “ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc của nhân vật đƣợc tác giả dùng để kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự”. [55, tr.124]. Tác giả Trần Đình Sử đã phân biệt rất rõ giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện – lời gián tiếp với ngôn ngữ các nhân vật khác – lời trực tiếp: “Lời gián tiếp là lời văn đảm đƣơng chức năng trần thuật, giới thiệu miêu tả, bình luận của con ngƣời và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp đƣợc đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng” [62, tr.178].Nói nhƣ Đỗ Bình Trị thì ngôn ngữ kể chuyện là “những chỉ dẫn về hoàn cảnh và diễn hóa hoàn cảnh” [78]. Từ các ý kiến trên ta có thể hiểu: Ngôn ngữ kể chuyện là phƣơng tiện cơ bản dùng để kể chuyện, giới thiệu, miêu tả, trần thuật, bình giá sự việc, con ngƣời trong tác phẩm tự sự. Ngôn ngữ kể chuyện so với ngôn ngữ của nhân vật mang tính khách quan hơn, làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện, của lời nhân vật.

Ngôn ngữ kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc kĩ thuật của truyện:

- Ngôn ngữ kể chuyện trƣớc hết tạo ra hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong truyện do có đặc điểm cá tính hóa không hòa lẫn với đặc điểm nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ngôn ngữ kể chuyện thể hiện điểm nhìn của ngƣời kể chuyện mà ngƣời kể chuyện dựa vào đó để kể chuyện.

- Ngôn ngữ kể chuyện là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm để nêu bật tính cách nhân vật, làm nổi bật tƣ tƣởng và chủ đề tác phẩm.

Chính vì những đặc điểm này, ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự có vai trò then chốt trong việc định hƣớng sự đánh giá của độc giả về các hình tƣợng đƣợc xây dựng trong tác phẩm. Gorki khẳng định: “Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con ngƣời đƣợc tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, tác giả mách cho ngƣời đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật đƣợc miêu tả…” [27].

Nhƣ vậy, ngôn ngữ kể chuyện luôn gắn bó mật thiết với hình tƣợng ngƣời kể chuyện, với tƣ tƣởng tác giả và với ngƣời đọc tích cực. Nó có vai trò then chốt trong phƣơng thức tự sự, là yếu tố cơ bản để thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

Nói đến ngôn ngữ kể chuyện ta thƣờng nói đến ba thành phần cơ bản: lời kể, lời miêu tả, lời phân tích - bình luận.

Thành phần thứ nhất là lời kể. Trong lời kể, ngƣời kể chuyện thƣờng không hề để lộ một cảm xúc nào. Trong tác phẩm của Kafka ta thấy lời kể mang tính trung hòa, vô âm sắc. Đó có thể là lời kể về một sự biến hóa dị thƣờng: “Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giƣờng thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ” (Hóa thân). Đó cũng có thể là lời kể về một vết thƣơng khủng khiếp: “Máu đỏ tƣơi luôn luôn thay đổi hình dạng đen ngòm ở dƣới đáy, sáng hơn khi ở quanh miệng những hạt máu đỏ mịn…” (Một thầy thuốc nông thôn). Đọc truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, ngƣời đọc bắt gặp một lối sử dụng ngôn ngữ kể chuyện rất giản dị, thân mật, suồng sã của đời thƣờng. Tính chất đời thƣờng giản dị của lời kể thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở việc ngƣời kể chuyện đã đƣa vào nhiều ngôn ngữ nƣớc ngoài nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp: “Anh ấy không dám dùng từ Café” (Hội chợ). “Tôi đặt lên bàn, giữa sách vở, cassette” (Khi người ta trẻ). Qua ngôn ngữ kể chuyện này, ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc gƣơng mặt ngƣời kể chuyện – một con ngƣời trẻ trung, gần gũi với đời sống đƣơng thời đặc biệt là đời sống của lớp trẻ.

Thành phần thứ hai của ngôn ngữ kể chuyện là lời miêu tả. Đó có thể là lời miêu tả thiên nhiên. Đọc Chiến tranh và hòa bình (Lép Tônxtôi), qua những lời miêu tả của ngƣời kể chuyện ta thấy thiên nhiên hiện lên nhƣ một nhân vật sống. Đó là bầu trời Auxtéclít mênh mông của Anđrây; bầu trời Otơrátnôiê ngập tràn ánh trăng của Natasa; bầu trời có ngôi sao chổi rực rỡ của Pie; bầu trời trong trẻo huyền ảo và ngập tràn tiếng nhạc của Pêchia… Bầu trời đã trở thành biểu tƣợng cho sự cao cả, vĩnh hằng mà các nhân vật khao khát vƣơn tới. Bên cạnh lời miêu tả thiên nhiên là lời miêu tả về nhân vật. Cũng trong Chiến tranh và hòa bình, ngƣời kể chuyện khi miêu tả nhân vật thƣờng nhấn mạnh, lặp đi lặp lại một chi tiết để làm nổi bật cá tính của họ: “nụ cƣời lịch thiệp một cách giả tạo” của Napôlêông, cái nhìn uể oải và chán nản” của Anđrây ở phong khách nhà Sêre, “đôi mắt to và sáng” của Maria, “hàng lông tơ trên môi hơi ngắn” của Lida…

Thành phần thứ ba là lời phân tích, bình luận của ngƣời kể chuyện. Với bộ phận ngôn ngữ này, ngƣời kể chuyện có thể bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tƣ tƣởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc sống và nhân vật. Đọc

Những linh hồn chết của Gôgôn ta thấy những lời phân tích, bình luận của ngƣời kể chuyện xuất hiện với tần số khá cao. Ngƣời kể chuyện trực tiếp bày tỏ quan niệm, sự đánh giá của mình về nhiều vấn đề: từ thói quỵ lụy cấp bậc đến cách đặt biệt hiệu, từ số phận của nông nô Nga đến hình ảnh tƣơi mát của chiếc vƣờn hoang, từ tiếng hát dân gian đầy sức quyến rũ cho đến hình ảnh chiếc xe tam mã tƣợng trƣng cho nƣớc Nga. Qua những lời trữ tình ngoại đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta cảm nhận đƣợc khá sâu sắc sự cảm thông đối với nhân dân Nga, sự mỉa mai lên án những cái xấu xa của chế độ nông nô và niềm tin, niềm hi vọng vào một tƣơng lai tƣơi sáng của ngƣời kể chuyện.

Một phần của tài liệu người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)