Nguyên tắc thực hiện pháp luật vềquyền công dân trong lĩnh vực dân sự

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

lĩnh vực dân sự

Thứ nhất, mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt thể hiện trong lĩnh vực dân sự

Trong lĩnh vực dân sự (theo khoản 1, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015), các chủ thể đều bình đẳng, khơng được lấy bất cứ lí do nào về sự khác biệt để đối xử khơng bình đẳng. Các chủ thể bình đẳng về năng lực pháp luật, bình đang giữa các hình thức sở hữu khi giao kết hợp đồng dân sự; bình đẳng về để lại và hưởng di sản thừa kế. Bình đẳng của các chủ thể được thể hiện ở các điểm sau:

- Bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự không phụ thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác;

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi chúng được xác lập. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền;

- Bình đẳng về trách nhiệm dân sự. Nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Tại khoản 1, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận: “Mọi

cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đổi xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Nền tảng cho sự bình đẳng này được lấy từ gốc Hiến pháp - luật gốc

cho mọi luật tại Việt Nam. Tại Hiến pháp năm 2013, các quyền tự do, bình đắng về nhân thân và tài sản đều được ghi nhận, khẳng định và coi đó là quyền cơ bản của cơng dân. Bình đẳng chỉ được đặt ra khi xây dựng pháp luật nên được coi là một “khái niệm chính trị - pháp lý”. Theo đó, bản chất bình đẳng trong quan hệ dân sự phải là sự ngang nhau về “quyền lợi, nghĩa vụ và

trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự”.

Thứ hai, các chủ thể trong lĩnh vực dân sự được tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận.

Tham gia quan hệ dân sự có quyền tự do cam kết, thỏa thuận phù hợp với pháp luật trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (khoản

2, Điều 3 Bộ luật Dân năm 2015). Mọi cam kết và thỏa thuận hợp pháp được

pháp luật bảo hộ. Ví dụ: Trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận về các phương thức thực hiện nghĩa vụ, các thỏa thuận đó có giá trị pháp lý đối với các bên tham gia hợp đồng.

Khi cam kết, thỏa thuận, các bên hồn tồn tự nguyện, khơng ai được phép dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một bên cam kết, thỏa thuận trái với ý chí của người đó. Mọi cam kết, thỏa thuận khơng có sự tự nguyện của các bên có thể bị tun bố là vơ hiệu. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Nguyên tắc này được ghi nhận: “Cá

nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” (khoản 2,

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực trong các quan hệ dân sự.

Không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình mà cịn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của Nhà nước và xã hội. Ngồi ra địi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự các bên được suy đốn là trung thực, thiện chí. Nếu một bên cho rằng bên kia khơng trung thực, thiện chí phải có chứng cứ (khoản 3, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Thiện chí được hiểu là sự thân thiện, mong muốn được thực hiện hoàn thành, thực hiện hồn tồn tự nguyện. Trung thực được hiểu là tơn trọng khách quan, tôn trọng những điều thực tế, không tạo dựng các thông tin hoặc các yếu tố gây bất lợi trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự. Trong quan hệ pháp luật dân sự, sẽ có nhiều quan hệ mà nghĩa vụ của người này tương ứng với quyền của người khác, thế nên, chỉ cần bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng thì sẽ đảm bảo lợi ích cho bên có quyền. Chính vì thế, q trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, chỉ cần mỗi chủ thể ln nỗ lực thực hiện tốt nhất bằng hành vi của mình để đem lại lợi ích tối đa cho bên mang quyền đã tạo nên sự lý tưởng trong quan hệ dân sự.

Ngun tắc thiện chí, trung thực khơng phải là một nguyên tắc mới mà được ghi nhận trong pháp luật dân sự từ lâu. Nguyên tắc này hoàn toàn tương thích với ngun tắc bình đẳng của các chủ thể bởi khi các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau thì đương nhiên, sự thiện chí, trung thực của mỗi chủ thể sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên.

Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Lợi ích quốc gia, dân tộc là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao hàm trong đó: “Tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường

tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc

lập, lãnh thổ toàn vẹn; phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trị, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc của mình”.[5]

Lợi ích quốc gia dân tộc có thể là những nhân tố thuộc về tự nhiên được cộng đồng sở hữu như: đất đai, sơng hồ, biển đảo, tài ngun thiên nhiên, có thể là những điều kiện xã hội, truyền thống của dân tộc... Lợi ích dân tộc cũng tùy vào hồn cảnh cụ thể mà có sự quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, lợi ích dân tộc mà chính đáng, chân chính thì sẽ ln bổ trợ cho nhau và giúp cho việc bảo vệ lợi ích này thêm vững chắc.

Lợi ích cơng cộng thường được hiểu là những lợi ích chung dành cho mọi người trong xã hội. Những lợi ích này dành cho nhiều người cùng hưởng và khơng có sự phân biệt giữa những người hưởng với nhau, tức là những người được hưởng lợi ích cơng cộng như nhau và theo nhu cầu của chính mỗi chủ thể đó.

Quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được hiểu là những lợi ích, những xử sự mà pháp luật ghi nhận và cho phép chủ thể đó thực hiện. Thực hiện pháp luật QCD trong LVDS phải tuân thủ nguyên tắc trên.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w