Về triển khai thực hiện các quy định pháp luật vềquyền công dân trong lĩnh vực dân sự

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 52 - 57)

dân trong lĩnh vực dân sự

Ngay sau khi Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 09/5/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được ban hành, UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng các cơ quan chức năng QLNN đẩy mạnh đấu tranh xử lý vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước; thường xuyên nắm bắt tình hình, đảm bảo chế độ thơng tin, báo cáo; phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác QLNN về QCD trong LVDS, quán triệt đến cấp xã, thôn và nhân dân nội dung của Nghị quyết, chỉ đạo của UBND huyện.

Đã tích cực kiến nghị, đề xuất để UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND, ngày 26/8/2015 về “Tăng cường công tác quản

lý nhà nước đối với quyền công dân trong lĩnh vực dân sự”; Quyết định số

403/QĐ-UBND, ngày 14/3/2016 điều chỉnh xử lý vi phạm QLNN về QCD. Nét nổi bật là tính kiên quyết, sâu sát, kịp thời, xử lý tốt các vấn đề nổi lên trong quản lý theo đúng chủ trương chỉ đạo chung của tỉnh Bình Định, điển hình tại Thơng báo kết luận số 278/TB-UBND, ngày 03/12/2016, Công văn số 3196/UBND-CN, ngày 28/5/2018... Thực hiện và duy trì chế độ giao ban thường kỳ của huyện với phịng, ban để chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Chỉ đạo thanh tra, rà sốt, sắp xếp hoạt động QLNN tại các xã, thị trấn; các chỉ đạo liên quan đến xử lý các sai phạm trong hoạt động tại một số xã, thị trấn trên địa bàn...

Đối với Ủy ban nhân dân các địa phương, các phịng, ban chun mơn và các pháp nhân, cá nhân đã chủ động tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung bằng các hình thức phù hợp như thơng qua hội nghị, các buổi sinh hoạt chi bộ, các tin, bài, phóng sự tuyên truyền, tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các nội dung của Nghị quyết tạo sự đồng thuận cao và chuyển biến về nhận thức đối với công tác quản lý trên địa bàn; coi trọng hơn nữa việc tiếp nhận quản lý, xử lý, bảo mật thơng tin; có cơ chế động viên, bảo vệ người tham gia tố giác vi phạm. Hàng năm, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về QCN, QCD trong LVDS trên địa bàn…

Thứ nhất, về triển khai các quy định về bảo vệ QCD trong lĩnh vực đất đai

Giai đoạn 2017-2020, huyện đã tiếp nhận 1.733 hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và số hồ sơ đã giải quyết được là 608 hồ sơ với diện tích 22,30 ha. Trong đó: Đối với chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép đã tiếp nhận 1.390 hồ sơ, đã giải quyết 356 hồ sơ với diện tích 5,28 ha; Đối với hồ sơ xác định lại diện tích đất ở đã tiếp nhận 343 hồ sơ, đã giải quyết 252 hồ sơ với diện tích 17,02 ha [16].

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện Hoài Ân được quan tâm đặc biệt:

Tổng số đơn tiếp nhận 449 lượt đơn, cụ thể:

+ Đơn đủ điều kiện xử lý: 366 đơn, chiếm tỷ lệ 81,5%. + Khiếu nại: 25/366 đơn, chiếm tỷ lệ 6,83% %.

+ Tố cáo: 9/366 đơn, chiếm tỷ lệ 2,46 %.

+ Kiến nghị, phản ánh: 332/366 đơn, chiếm tỷ lệ 90,71 %. Về pân loại xử lý đơn:

- Đơn thư thuộc thẩm quyền của huyện: 10 đơn (08 đơn thư khiếu nại và 02 đơn thư tố cáo).

- Đơn thư không thuộc thẩm quyền của cấp huyện: 24 đơn (17 đơn khiếu nại và 07 đơn tố cáo). Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, Ban tiếp công dân huyện đã phân loại, xử lý, xác định nội dung, chuyển đơn, và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Về kết giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý đất đai:

- Việc giải quyết đơn khiếu nại: Có 02 trường hợp rút đơn, 06 trường hợp đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại.

- Việc giải quyết đơn tố cáo: Khơng có trường hợp nào rút đơn tố cáo, có 02 đơn đã ban hành kết luận và thông báo giải quyết tố cáo.

Nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã được giải quyết kịp thời, các vụ tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo hợp lý ít xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân giải quyết và trả lời đơn thư đúng hạn nên việc khiếu nại ít xảy ra. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đất đai đến nay đã giảm dần. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp xảy ra tranh chấp trong thẩm quyết nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, cơng tác thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và giải quyết các khiếu nại trên lĩnh vực đất đai đều đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt, thủ tục nhanh gọn và tuân thủ đầy đủ, đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật Đất đai. Các cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất đã sử dụng đất đúng diện tích, kích thước và mục đích, thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ, kịp thời. Tuy vậy, một số cơng trình dự án cơng tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa kịp thời do huyện khơng có kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, chủ yếu nhà đầu tư tự ứng trước kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, đối với các dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, các nhà đầu tư phải nhận chuyển

nhượng QSDĐ, thoả thuận đến từng hộ dân làm kéo dài thời gian, thậm chí khơng thể thoả thuận đủ diện tích để thực hiện dự án.[17]

Thứ hai, về triển khai các quy định về bảo vệ QCD trong lĩnh vực an sinh xã hội

Thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 69/2017/NQ- HĐND ngày 24/4/2017 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Trong điều kiện khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, cùng với nỗ lực vừa thực hiện cơng tác phịng, chống dịch, vừa bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Hồi Ân ln chú trọng chăm lo cơng tác an sinh xã hội với việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả.

Đối với chương trình giúp các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ khó khăn về ở nhà, Hồi Ân đã đẩy mạnh Cuộc vận động “Ngày vì người

nghèo” và huy động nguồn lực hỗ trợ hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn.

Trong năm 2021, toàn huyện đã bàn giao 17 nhà ở đại đoàn kết cho hộ nghèo với tổng kinh phí hơn 820 triệu đồng. Việc triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho các đối tượng sẽ góp phần hồn thiện tiêu chí về nhà ở trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Thơng qua hệ thống bưu điện, có 1.773 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng kịp thời, đầy đủ với tổng số tiền 10,343 tỷ đồng.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức đồn thể huyện đã làm tốt việc chăm lo gia đình người có cơng với cách mạng. Trong năm 2021, có 947 người có cơng được hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền hơn 19,7 tỷ đồng; 582 đối tượng được hỗ trợ kinh phí điều dưỡng tại nhà. Huyện cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 1.409 đối tượng với tổng kinh phí 453 triệu đồng nhân các ngày lễ, tết. Công tác xét duyệt, thẩm định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội được thực hiện

đồng bộ, chặt chẽ, đúng quy định; Đã hỗ trợ cho 1.773 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 10,343 tỷ đồng, trợ cấp mai táng phí 397,8 triệu đồng. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện. Nhân dịp Lễ, tết đã tổ chức trao quà cho 9.310 trẻ em với số tiền 137,48 triệu đồng; trao 30 suất học bổng trị giá 1.000.000 đồng/suất cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn vượt khó học giỏi từ nguồn Quỹ BTTE Việt Nam. Đặc biệt, trước những tác động của đại dịch Covid-19, huyện đã nỗ lực thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho 165 lao động tự do khơng có giao kết hợp hợp đồng lao động với số tiền 247,5 triệu đồng và 05 hộ kinh doanh với số tiền 15 triệu đồng. Tiếp nhận, cấp phát 60 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Ngồi các chính sách nêu trên, huyện Hồi Ân cịn thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơng tác giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Đã tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho 200 lao động nông thôn, cho vay giải quyết việc làm thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với 402 dự án với tổng số tiền 22.174 triệu đồng, giải quyết việc làm mới cho 402 lao động;…

Với những hoạt động thiết thực, hiệu quả trên, huyện Hoài Ân đã giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Đến cuối năm 2021, tồn huyện cịn 2.027 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,10%, giảm 6,02% so với năm 2020. Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tham gia ủng hộ, trợ giúp các đối tượng yếu thế ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- Tổng nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho Chương trình là 731.021 triệu đồng [13], trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển: 10.200 triệu đồng; + Vốn sự nghiệp: 20.821 triệu đồng.

- Nguồn lực khác:

+ Nguồn lực huy động lồng ghép thực hiện Chương trình: 150.907

triệu đồng (Ngân sách địa phương: 4.640 triệu đồng; Trái phiếu Chính phủ:

880 triệu đồng; Huy động từ doanh nghiệp, người dân và cộng đồng đóng góp: 9.387 triệu đồng).

Theo Báo cáo đánh giá 05 năm (từ năm 2016 - 2020), Phòng BHXH huyện đã tiếp nhận, giải quyết chế độ BHXH bắt buộc cho trên 40.000 lao động, trợ cấp BHXH hàng tháng; trên 22.400 công nhân lao động hưởng trợ cấp BHXH một lần; trên 15.000 lượt người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Riêng năm 2020 ( tình hình dịch bệnh

Covit 19 diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội trên địa bàn huyện), có 5.636

lượt người lao động hưởng chế độ BHXH, trong đó, 1.786 người hưởng BHXH hàng tháng, 2.573 lượt người hưởng trợ cấp BHXH một lần và 1.164 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Nhìn chung, việc quy định hồ sơ, trách nhiệm và thời gian giải quyết các chế độ BHXH cụ thể trong Luật BHXH đã tạo ra sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, tạo thuận lợi cho cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động. Các quy định về trình tự, quy trình giải quyết chế độ BHXH từng bước được hoàn thiện theo hướng đơn giản, phù hợp, thuận tiện cho người lao động. Việc giải quyết chế độ BHXH đã áp dụng cơ chế “một cửa” liên thông, tạo thuận lợi cho đối tượng khi nộp hồ sơ giải quyết chế độ. Công tác chi trả dần đi vào ổn định, nền nếp với mục tiêu phục vụ ngày càng tốt hơn.[1]

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w