Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)

2.1.1.1. Về vị trí địa lý

Hồi Ân là huyện trung du miền núi của tỉnh Bình Định, có diện 34

tích rộng vào hàng thứ ba trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Định (sau 2 huyện Vân Canh và Vĩnh Thạnh) với diện tích tự nhiên 777,8 km2, chiếm 12% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Huyện Hồi Ân cách tỉnh lỵ Qui Nhơn 100km về phía Bắc và cách quốc lộ 1A 10 km về phía Tây, có toạ độ địa lý từ 1080 47’ đến 1090 06’ kinh đông và từ 140 05’ đến 140 35’ vĩ độ bắc. Huyện Hoài Ân nằm giữa các huyện An Lão, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, tây giáp huyện Vĩnh Thạnh. [1].

Từ khi thành lập huyện, qua nhiều lần thay đổi địa giới, địa danh huyện và các làng xã, hiện nay Hồi Ân gồm có 14 xã và 01 thị trấn: Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Hữu, Ân Nghĩa, Ân Đức, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BokTới, Ân Sơn, ĐakMang và thị trấn Tăng Bạt Hổ.

2.1.1.2. Địa hình – đất đai

Huyện Hồi Ân là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Trên địa bàn huyện có 2 sơng lớn là Kim Sơn (62km) và Hồi Ân (20km). Hai con sơng này gặp nhau tại Phú Văn (Ân Thạnh) và hợp thành dịng sơng Lại đổ ra cửa An Dũ (Hoài Hương – Hoài Nhơn). Hai dịng sơng này chảy quanh co, uốn lượn nên đã hình thành các bãi bồi và các cánh đồng màu mỡ phù sa trên địa bàn huyện. Hệ thống sông suối ở Hồi Ân chia cắt mạnh địa hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa, song đóng một vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, điều hịa khí hậu… để phát triển kinh tế của dân cư trên địa bàn.

Hồi Ân là một huyện bán sơn địa, vừa có rừng núi, vừa có đồng bằng. Diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 3 trong tỉnh, nhưng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp lại rất nhỏ, chỉ dưới 10% quỹ đất địa phương. Tuy nhiên, đất đai ở đây khá đa dạng, có hàng chục loại đất thuộc 3 nhóm chính: đỏ, vàng, xám bạc màu và phù sa; với các vùng sinh thái: rừng núi, gị đồi, đồng bằng, sơng suối. Đồng bằng Hoài Ân tuy hẹp, nhưng đất đai ở

đây khá màu mỡ nhờ hàng năm được phù sa các con sơng bồi đắp, thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, đất đai ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng (feralit) phát triển trên đá mẹ Granit và mac ma axit và một phần đất phù sa do hàng năm vào mùa mưa lũ lụt đã bồi đắp lên các vùng đất ven sơng suối và trên các cánh đồng, nhờ đó bổ sung một lượng dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng. Theo số liệu thống kê đất đai vào thời điểm 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện 74.512 ha, trong đó: đất nông nghiệp 11.964 ha, đất lâm nghiệp 43.646 ha, trong đó đất rừng trồng chiếm 22.184 ha cịn lại là rừng tự nhiên, đất chưa sử dụng 13.785 ha (chủ yếu là đất đồi núi trọc) [26]

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền công dân trong lĩnh vực dân sự ở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w