2.1.3.1. Cư dân
Huyện Hoài Ân là địa bàn hội tụ của 3 dân tộc anh em: Bah Nar, Hrê và Kinh. Trong đó, người Kinh chiếm đa số, cịn người Bah Nar và Hrê tuy số lượng ít, nhưng họ là cư dân bản địa từ lâu đời trước khi người Kinh có mặt ở đây. Hiện nay, người Bah Nar và Hrê sinh sống tại 3 xã vùng cao: Bok Tới, Đak Mang và Ân Sơn. Trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống áp bức và ngoại xâm, nhiều thế hệ người Bah Nar, Hrê và Kinh đã đồn kết giúp bn, làng như ngày hôm nay.
Trước kia, người Hrê và Bah Nar có lối sống du canh du cư, lấy sản xuất nương rẫy làm phương thức canh tác chủ yếu. Công cụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt, ngôi nhà sàn phần lớn đều làm lấy từ cây rừng. Ngày nay họ đã sống định canh, định cư và trở thành những cư dân làm ruộng nước khá thông thạo, bước đầu áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới. Ngoài cây lứa nước và các cây lương thực khác, người Hrê và Bah Nar cịn có đàn gia súc phát triển tương đối mạnh.
Về mặt tín ngưỡng, người Bah Nar và Hrê đều theo thuyết vạn vật hữu linh, tức mọi vật đều có linh hồn, có chức năng và ngơi thứ hẳn hoi. Riêng người Bah Nar rất tôn thờ cây đa và cây gạo, coi đó là cây thiêng
biểu tượng của sức mạnh dẻo dai, mạnh mẽ giúp họ vượt qua bệnh tật, mùa màng không bị hư hại.
Người Kinh chiếm đa số trong cộng đồng dân cư đang sinh sống trên đất Hồi Ân ngày nay. Tuy sự có mặt của họ trên vùng đất này tương đối muộn so với các cư dân bản địa, nhưng phát triển rất nhanh về số lượng, lại không ngừng bổ sung từ những lưu dân các vùng đất phía Bắc. Hơn nữa, người Kinh vốn mang trong mình truyền thống văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước, lại có trình độ tổ chức xã hội tương đối cao, nên trong suốt chiều dài lịch sử họ là lực lượng chủ thể trong cuộc đấu tranh để tạo lập cuộc sống và xây dựng quê hương, cũng như đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
2.1.3.2. Truyền thống văn hóa
Nhân dân Hồi Ân đã tạo nên những truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, phát huy được bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc ở địa phương, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa với các vùng.
Trước hết là tinh thần hiếu học. Dưới thời phong kiến, Hồi Ân khơng phải là nơi có nhiều nhà khoa bảng, nhưng lại là một địa phương khơng ít người tuổi trẻ học giỏi và đỗ đạt cao. Dưới thời nhà Nguyễn, trong 14 giải nguyên (đỗ đầu khoa thi Hương) ở Bình Định thì Hồi Ân chiếm tới 3: Trần Văn Chánh (Linh Chiểu), Lê Chuân (Phú Văn), Lê Đình Thoại (Kim Sơn). Riêng Trần Văn Chánh đỗ giải nguyên trường Thừa Thiên khoa Canh Tý (1840) lúc 19 tuổi; năm 21 tuổi đậu tiến sỹ khoa Nhâm Dần (1842), là một trong 6 người đỗ tiến sỹ khoa này và là người đỗ đại khoa thứ hai của Bình Định [26].
Cùng với các huyện Bình Khê (nay là Tây Sơn), An Nhơn, Tuy Phước,... Hoài Ân là vùng đất nằm trong cái nơi của dịng võ Bình Định nổi tiếng. Truyền thống thượng võ đó cịn in đậm nét cho đến ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, nhân dân lại tổ chức đấu võ thu hút nhiều thanh niên giỏi võ từ các nơi kéo đến tranh tài đua sức. Hồi Ân khơng phải lả nơi sản sinh
ra những nghệ sĩ hát tuồng (hát bộ) nổi tiếng, nhưng người dân Hoài Ân cả già, trẻ, gái, trai đều đam mê hát tuồng. Trước đây, nhiều làng trong huyện như: Vạn Trung, Vạn Đức, Năng An đã lập các đội tuồng nghiệp dư đi biểu diễn ở các địa phương khác.[26]
Như vậy, từ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã hội tụ đủ những yếu tố thuận lợi thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS huyện Hồi Ân. Những yếu tố đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, có tác động tích cực đến nhận thức người dân trên địa bàn huyện về thực hiện pháp luật nói chung và QCD trong LVDS nói riêng. Những biến đổi của huyện Hồi Ân về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa… đã tác động tới con người nơi đây trong đó có thực hiện pháp luật, đồng thời địi hỏi huyện Hồi Ân cần có những đáp ứng phù hợp trên nhiều phương diện, đặc biệt nắm bắt được hướng phát triển của huyện vừa vận dụng cho phù hợp với thực tiễn địa phương, từ đó đưa ra những phương thức tổ chức thực hiện pháp luật về QCD trong LVDS hợp lý.