1.1. Một số khái niệm chung
1.1.4. Chất lượng công chức
Chất lượng công chức là tập hợp các yếu tố phản ánh chất lượng cá nhân mỗi công chức qua ba nhóm thể lực - trí lực - tâm lực với các yếu tố khác nhau như:
-Thể lực: biểu hiện ở các chỉ tiêu về sức khỏe trên phương diện y tế
như:
chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết; nồng độ cholesterol trong máu, nồng độ triglycerid, chỉ số hormone do tuyến yên tiết ra, chỉ số khối cơ thể - BMI, chỉ số protein phản ứng C (CPR) có trong máu... Theo đó, người khỏe nhìn chung là người khơng thấy mệt nhọc; biết ăn ngon, ngủ ngon giấc, trí nhớ bền bỉ, vẻ mặt vui tươi; xét đốn và hình động nhanh nhẹn, phong nhã và cuối cùng là kiến tánh (nhìn thấy bản chất của cuộc sống, con người, vũ trụ theo đó đạt đến kiến tánh thì sống trí tuệ và từ bi). Trong số các tiêu chí trên có những tiêu chỉ có thể áp dụng được trong đánh giá chất lượng sức khỏe của cơng chức như: khơng thấy mệt nhọc, trí nhớ bền bỉ, vẻ mặt vui tươi, hành động nhanh nhẹn. Cịn có nhiều các dấu hiệu khác để nhận biết về sức khỏe cá nhân con người
như: sắc mặt hồng hào, tiếng nói to, rõ ràng, tóc mượt mà, hình thể vừa phải. Hoặc không bị mất ngủ thường xuyên, đau đầu, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, suy giảm trí nhớ.
-Trí lực: biểu hiện qua trình độ, năng lực và kỹ năng cơng tác. Trình độ
bao gồm các khía cạnh: chun môn, nghiệp vụ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ); lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); quản lý nhà nước (theo các chương trình chun viên cao cấp, chun viên chính, chun viên, cán sự); tin học trung cấp trở lên, chứng chỉ A, B C); ngoại ngữ (trung cấp trở lên, chứng chỉ A, BC). Năng lực gồm có năng lực tư duy và năng lực thực thi, thừa hành. Năng lực tư duy chia thành các cấp độ khác nhau như: biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện, sáng tạo, năng lực thực thi, thừa hành theo yêu cầu, tiêu chuẩn của các ngạch cần sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Kỹ năng công tác gồm: giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích cơng việc, lập kế hoạch phân cơng và phối hợp, làm việc nhóm, điều hành hội họp... Ngồi ra, cơng chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cịn cần có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tập hợp, đồn kết cơng chức,
- Tâm lực: biểu hiện chủ yếu qua thái độ, trách nhiệm trong công tác. Thái độ và trách nhiệm đều có điểm chung là trạng thái tâm lý (bên trong, chủ quan) của cơng chức có thể tích cực hoặc khơng tích cực, nhưng dù ở trung thải nào thì cũng phải thể hiện ra bên ngoài (khách quan, bên ngoài) bằng các hành vi, hành động cụ thể như: lời nói, việc làm, cử chỉ... Khơng chỉ tương đồng trên các phương diện nêu trên, giữa thái độ và trách nhiệm cịn có các yếu tố tác động chung, theo đó tạo nên trạng thái tích cực hay khơng tích cực trong lời nói, việc làm, cử chỉ của cơng chức. Các yếu tố này chia thành hai nhóm vật chất (tiền lương, tiền thưởng, trang thiết bị làm việc...) và tinh thần (khen thưởng, sự quan tâm, động viên đúng lúc của đồng nghiệp, thủ trưởng). Nếu như thái độ thiên về trạng thái tâm lý của chủ thể thì trách nhiệm thể hiện tính
17
pháp lý. Cơng chức có thể có thái độ khơng tích cực nhưng vẫn phải thực hiện cơng việc được giao và nếu thực hiện sai, trái, không đạt kết quả sẽ phải chịu trách nhiệm. Đây là điểm khác giữa thái độ với trách nhiệm, cho thấy trong thực tế quản lý, sử dụng công chức việc tăng cường áp dụng các biện pháp để nâng cao trách nhiệm cần đi đôi với giáo dục, thuyết phục, động viên để nâng cao thái độ, tính tích cực nghề nghiệp của cơng chúa. Nếu như trách nhiệm thể hiện tính pháp lý, chịu sự chi phối nhiều về pháp lý thì thái độ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của tâm lý, khí chất của mỗi người. Đây là điểm cần quan tâm khi đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Chất lượng công chức là sự tổng
hợp chất lượng của từng công chức, được đánh giá thông qua các tiêu chỉ về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như khả năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực công tác ở từng cấp chính quyền.