Các loại thang đo được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 49 - 59)

(Nguồn: Tác giả xây dựng, 2022)

Về định nghĩa, thang đo định danh (thang đo phân loại) là loại thang đo chỉ dùng để phân loại các đối tượng, khơng có ý nghĩa nào khác. Thang đo thứ bậc, hay cấp bậc là một loại thang đo đặc biệt của thang đo định danh. Các biểu hiện của thang đo này được sắp xếp theo một quy ước nào đó, theo thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng khơng thể có sự nhận biết rõ ràng về khoảng cách giữa chúng. Thang đo khoảng lại là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc, vì nó cho biết được khoảng cách của các thứ bậc. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert năm mức độ. Thang đo này thể hiện được sự hài lòng theo mức độ nhiều hay ít trên từng khía cạnh, nhân tố được nghiên cứu. Thang đo tỉ lệ là một dạng thang đo đặc thù của

thang đo khoảng, cho phép tính tỉ lệ để so sánh. Nói cách khác, thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng có điểm gốc 0 dùng để so sánh với trị số khác.

Nghiên cứu định tính – Thảo luận nhóm

Sau khi xây dựng nội dung bảng câu hỏi ban đầu, tác giả tiến hành thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh các câu hỏi/ mệnh đề trong bảng hỏi cho thích hợp với bối cảnh làm việc tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long, đồng thời chọn lựa từ ngữ phù hợp trong bảng hỏi để đáp viên có thể hiểu chính xác hơn nội dung của từng biến quan sát. Kịch bản phỏng vấn nhóm được trình bày tại Phụ lục 1.

Nhóm đáp viên tham gia phỏng vấn bao gồm 10 nhân viên kỹ thuật đang công tác tại Công ty LD ĐH Cửu Long, trong đó có 01 Giàn trưởng, 01 Kỹ sư trưởng, 02 Đội trưởng và 06 Kỹ sư (Phụ lục 2).

Trong buổi phỏng vấn, tác giả chủ trì đưa ra mục tiêu cũng như các câu hỏi xoay quanh nhận định của đáp viên về bảng câu hỏi xoay quanh tám nhân tố, bao gồm (1) Bản chất công việc, (2) Điều kiện làm việc, (3) Sự hỗ trợ của cấp trên, (4) Đồng nghiệp, (5) Thu nhập, (6) Phúc lợi, (7) Đào tạo và phát triển và (8) Sự hài lịng trong cơng việc. Sau buổi phỏng vấn, tác giả đã hệ thống lại những điều chỉnh trong thang đo dựa trên hai nguyên tắc chung: Một là, toàn bộ các cụm từ/ mệnh đề đều được viết lại thành dạng mệnh đề để đảm bảo tính nhất quán trong bản khảo sát.

Hai là, thay thế toàn bộ đại từ nhân xưng “Anh/ Chị” thành “Tôi” để giúp đáp viên

hiểu rằng họ đang tự đánh giá bản thân mình.

Kết quả nghiên cứu định tính

Trong q trình thảo luận nhóm, các thảo luận viên đã đóng góp bổ sung thêm các ý kiến điều chỉnh về hình thức, tên gọi hoặc các vấn đề liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc,

Ngồi ra, trong q trình thảo luận nhóm, các từ ngữ trong thang đo đã được điều chỉnh; một vài biến quan sát đã được thêm vào hoặc bị loại bỏ để phù hợp hơn với ngành nghề, tính chất cơng việc và trình độ của đối tượng khảo sát. Các nội dung điều chỉnh được trình bày cụ thể như sau:

Điều chỉnh thang đo Bản chất công việc

Ở thang đo thứ nhất, tác giả đặt tên biến là “BC” (viết tắt của Bản chất công việc) với 4 biến quan sát BC1, BC2, BC3 và BC4. Trong đó, biến “BC1” được viết lại thành mệnh đề “Tơi cảm thấy công việc hiện tại đầy thử thách và thú vị.” thay cho cụm từ “Công việc thử thách và thú vị”. Thang đo chính thức đối với Bản chất cơng việc được trình bày tại Bảng 4.

Bảng 4. Thang đo chính thức đối với Bản chất cơng việc (BC) Tên biến Thang đo tham khảo Thang đo chính thức

BC1 Cơng việc thử thách và thú vị Tôi cảm thấy công việc hiện tại đầy thử thách và thú vị.

BC2 Anh/chị hiểu rõ công việc đang làm

Không điều chỉnh

BC3 Công việc của anh chị có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Không điều chỉnh

BC4 Công việc phù hợp với khả năng của anh/chị

Không điều chỉnh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Điều kiện làm việc

Thang đo Điều kiện làm việc (ĐK) bao gồm 05 biến quan sát DK1, DK2, DK3, DK4 và DK5. Tương tự thang đo trước, ở thang đo này, tác giả cũng thay thế các cụ từ/ câu miêu tả ở ngôi thứ 3 về thành các mệnh đề ở ngôi thứ nhất với chủ từ “Tôi”, chẳng hạn DK1: “Thời gian làm việc hợp lý” được chuyển thành “Thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc của công ty là phù hợp.” Thang đo chính thức đối với Điều kiện làm việc được trình bày tại Bảng 5.

Bảng 5. Thang đo chính thức đối với Điều kiện làm việc (DK)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên

Thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên (CT) bao gồm 04 biến quan sát. Ở thang đo này, tác giả thay thế toàn bộ cụm từ “Ban lãnh đạo Công ty” thành “Cấp trên” do đặc tính các nhân viên kỹ thuật sẽ khơng làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo Công ty Cửu Long mà chỉ làm việc với Cấp trên trực tiếp của mình. Sau khi điều chỉnh các nội dung tương tự hai thang đo trước, thang đo chính thức đối với Sự hỗ trợ của Cấp trên được trình bày tại Bảng 6.

Bảng 6. Thang đo chính thức đối với Sự hỗ trợ của Cấp trên (CT)

Điều chỉnh thang đo Đồng nghiệp

Thang đo Đồng nghiệp (DN) gồm 03 biến quan sát, được giữ nguyên từ thang đo gốc và trình bày cụ thể tại Bảng 7.

Bảng 7. Thang đo chính thức đối với Đồng nghiệp (DN)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Thu nhập

Thang đo Thu nhập (TN) gồm 04 biến quan sát, được giữ nguyên từ thang đo gốc và trình bày cụ thể tại Bảng 8.

Bảng 8. Thang đo chính thức đối với Thu nhập (TN)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Phúc lợi công ty

Thang đo Phúc lợi công ty (PL) gồm 02 biến quan sát, được giữ nguyên từ thang đo gốc và trình bày cụ thể tại Bảng 9.

Bảng 9. Thang đo chính thức đối với Phúc lợi công ty (PL)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Đào tạo và phát triển

Thang đo Đào tạo và phát triển (DT) gồm 04 biến quan sát, được giữ nguyên từ thang đo gốc và trình bày cụ thể tại Bảng 10.

Bảng 10. Thang đo chính thức đối với Đào tạo và phát triển (DT)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

Điều chỉnh thang đo Hài lịng trong cơng việc

Thang đo Hài lịng trong cơng việc (HL) gồm 03 biến quan sát, được giữ nguyên từ thang đo gốc và trình bày cụ thể tại Bảng 11.

Bảng 11. Thang đo chính thức đối với Hài lịng trong cơng việc (HL)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai phương tiện chính để khảo sát. Một là thơng qua sử dụng bảng khảo sát giấy để đáp viên hoàn thành trực tiếp. Hai là thông qua ứng dụng Google Forms, tác giả sẽ chuyển bảng khảo sát đến email và nhờ đáp viên hoàn thành bảng hỏi.

Việc kết hợp hai phương thức thu thập thông tin xuất phát từ lý do cả hai phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Đầu tiên, việc sử dụng bảng hỏi trực tuyến có hai ưu điểm chính: Thứ nhất, bảng câu hỏi trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn các phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp (giảm thời gian tương tác, giảm chi phí in ấn). Thứ hai, việc sử dụng bảng hỏi trực tuyến có tính ẩn danh cao, do người tham gia khảo sát không cần phải trả lời trực tiếp và có thể khơng cần phải trực tiếp gặp người khảo sát mà chỉ cần thực hiện khảo sát gián tiếp thông qua mạng internet; nhờ đó đáp viên có thể thoải mái hơn trong việc chọn câu trả lời do một số câu hỏi có phần nhạy cảm gây ra. Đây cũng chính là các giải pháp khắc phục các vấn đề mà phương pháp thu thập thông tin trực tiếp gặp phải.

Ở một khía cạnh khác, tác giả cũng gặp phải một số khó khăn khi dùng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến, các khó khăn như: việc khơng thể nắm bắt trước thông tin về người tham gia thực hiện khảo sát như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, loại hình doanh nghiệp, số năm cơng tác hay vị trí cơng việc. Một khó khăn khác là tỷ lệ trả lời bảng hỏi không cao. Thông thường do độ dài của bảng khảo sát, đồng thời do tính chất nhận được phản hồi thấp của việc khảo sát thông

qua mạng internet, do đó tỷ lệ trả lời khảo sát không cao. Những nhược điểm này lại được khắc phục rất tốt khi triển khai bảng hỏi thông qua ứng dụng trực tuyến.

Bằng các phân tích nêu trên, hai phương pháp thu thập thông tin trực tiếp và trực tuyến được kết hợp để phục vụ quá trình nghiên cứu.

2.2. Cơ sở hình thành bảng câu hỏi khảo sát

Để xây dựng bảng khảo sát chính thức, tác giả tiến hành ba giai đoạn chính: Ở giai đoạn thứ nhất, tác giả lựa chọn các câu hỏi trong bảng câu hỏi được xây dựng trước đây dựa trên cơ sở lý thuyết đã đưa ra và một số nghiên cứu đã có về sự hài lịng trong cơng việc. Sau khi đã chọn xong, tác giả tiến hành bước thử nghiệm thứ hai là khảo sát thử trên một số đối tượng nhân viên kỹ thuật với mục tiêu tinh chỉnh từ ngữ, ngữ nghĩa đê phù hợp hơn về nội dung cũng như hình thức trình bày. Cuối cùng, nội dung bảng câu hỏi được hoàn thiện và đưa vào khảo sát chính thức.

Bên cạnh đó, nội dung bảng khảo sát phải được thiết kế nhằm phản ánh được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đầu tiên, nội dung câu hỏi phải bao hàm các thông tin nhân khẩu học giúp phân loại người tham gia khảo sát như giới tính, năm sinh, thời gian bắt đầu cơng việc hiện tại, trình độ học vấn, chức danh hiện tại. Ngoài ra, nội dung bảng hỏi phải có thơng tin phản ánh các khía cạnh cụ thể của các nhân tố ảnh hưởng đến công việc dưới dạng các chỉ số đánh giá nhân tố về bản chất công việc, điều kiện làm việc, sự hỗ trợ của cấp trên, đồng nghiệp, thu nhập, phúc lợi cũng như đào tạo và phát triển. Cuối cùng, nội dung bảng câu hỏi phải phản ánh được sự hài lịng chung về cơng việc của người tham gia khảo sát.

2.3. Phân tích dữ liệu

Các dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi. Để tiến hành nghiên cứu định lượng, phần mềm SPSS 23.0 sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu. SPSS 23.0 là một phần mềm phân tích dữ liệu mạnh, dễ thực hiện và có thể tiến hành các bước cần thiết nhằm đạt được kết quả của mục tiêu nghiên cứu đề tài như kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá hay phân tích hồi quy tuyến tính.

2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để thực hiện được mục tiêu kiểm định độ tin cậy của các thang đo đề xuất, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) sẽ được sử dụng. Hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường các nhân tố. Những biến không phù hợp, không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại trước khi thực hiện phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố EFA nhằm xem xét các chỉ số dùng để đánh giá sự hài lịng của các nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khơng và khả năng gộp các biến đó thành một nhóm nhân tố để xem xét ảnh hưởng chung của các nhóm nhân tố đó đến sự hài lịng trong cơng việc.

2.5. Kiểm định tác động của các yếu tố cá nhân đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên kỹ thuật

Để kiểm định sự giống nhau về giá trị trung bình của các tổng thể con, nghĩa là việc xác định có hay khơng sự khác nhau về hài lịng trong cơng viêc giữa các nhóm nhân viên chia theo giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ và chức vụ, nghiên cứu sử dụng các kiểm định như kiểm định Levene Test, Independent T-Test hay ANOVA. Kiểm định Levene Test được thực hiện nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai các tổng thể con. Kiểm định Independent samples T-Test được sử dụng trong kiểm định sự bằng nhau về sự hài lịng trong cơng việc giữa nam và nữ. Phương pháp kiểm định ANOVA được sử dụng trong kiểm định sự bằng nhau về sự hài lịng trong cơng việc giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, trình độ hay chức danh.

2.6. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Trước hết, tác giả sẽ tiến hành xem xét hệ số tương quan giữa sự hài lịng trong cơng việc (biến phụ thuộc) và các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập), ma trận tương quan sẽ được sử dụng để phân tích tương quan giữa các biến.

Sau đó, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinal Least Squares), nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính. Sau khi chạy mơ hình hồi quy tuyến tính, hệ số R2 được xem xét để xác định sự phù hợp của mơ hình.

Bên cạnh đó, để kiểm tra khả năng suy rộng áp dụng cho tổng thể của mơ hình, kiểm định F sẽ được sử dụng.

Cuối cùng, các kiểm định khác được sử dụng để kiểm định sự vi phạm của mơ hình như kiểm định phương sai của phần dư khơng đổi thông qua đại lượng thống kê Durbin Watson hay xem xét hiện tượng đa cộng tuyến thơng qua hệ số phóng đại phương sai – VIF (Variance Inflation Factor).

Tổng kết chương 3

Chương 3 giới thiệu phương pháp và quy trình nghiên cứu. Ở bước nghiên cứu sơ bộ, thông qua lược khảo nghiên cứu tiền nhiệm, lựa chọn thang đo, phỏng vấn nhóm, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức để đưa vào khảo sát với kích thước mẫu tối thiểu là 145 mẫu. Ở bước nghiên cứu chính thức, dữ liệu khảo sát thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và thơng qua phân tích EFA, từ đó kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mơ hình.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mô tả mẫu nghiên cứu

Bản khảo sát được gửi cho 307 nhân viên kỹ thuật công tác tại Công ty Điều hành Cửu Long và nhận về 148 kết quả hợp lệ để đưa vào phân tích. Bảng 12 thống kê tần suất đặc điểm đáp viên tham gia khảo sát.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kỹ thuật tại Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Trang 49 - 59)