Tần số Tỉ lệ % Giới tính Nam 143 96,6 Nữ 5 3,4 Độ tuổi Từ 18 đến 25 1 0,7 Từ 26 đến 40 75 50,7 Từ 41 đến 55 72 48,6 Trên 55 - -
Thâm niên công tác
Dưới 05 năm 16 10,8 Từ 05 đến 10 năm 54 36,5 Từ 11 đến 20 năm 62 41,9 Trên 20 năm 16 10,8 Trình độ đào tạo Trung cấp kỹ thuật - - Cử nhân kỹ thuật 7 4,7 Kỹ sư 105 70,9 Thạc sĩ 36 24,3 Vị trí cơng tác Kỹ sư 84 56,8 Kỹ sư trưởng 28 18,9
Nhóm trưởng/ Đội trưởng 29 19,6
Chức vụ quản lý khác 7 4,7
(Nguồn: Phần mềm SPSS, 2022) Về giới tính, trong 148 phiếu khảo sát, có đến 143 đáp viên là nam, chiếm tỷ lệ
lên đến 96,6%. Đây là điều có thể lý giải được vì hiện nay, tại Cơng ty Điều hành Cửu Long, có đến 296/307 nhân viên kỹ thuật là nhân viên nam. Vì vậy, tỷ lệ nhân viên nam tham gia khảo sát cao gần như tuyệt đối cũng là điều dễ hiểu.
Về độ tuổi, có 01 đáp viên có độ tuổi từ 18 đến 25 (chiếm 0,7%), 75 đáp viên
có độ tuổi từ 26 đến 40 (chiếm 50,7%) và 72 đáp viên có độ tuổi từ 41 đến 55 (chiếm 48,6%). Khơng có đáp viên nào trên 55 tuổi.
Về thâm niên công tác, có 16 đáp viên cơng tác dưới 05 năm tại Công ty Cửu
Long (chiếm 10,8%), 54 đáp viên công tác từ 05 đến 10 năm (chiếm 36,5%), 62 đáp viên công tác từ 11 đến 20 năm (chiếm 41,9%) và 16 đáp viên có thâm niên cơng tác trên 20 năm (chiếm 10,8%).
Về trình độ đào tạo, có 07 đáp viên là Cử nhân kỹ thuật (chiếm 4,7%), 105
đáp viên là Kỹ sư (chiếm 70,9%) và 36 đáp viên là Thạc sĩ (chiếm 24,3%). Khơng có đáp viên nào chỉ đạt mức Trung cấp kỹ thuật.
Về vị trí cơng tác, có 84 đáp viên là Kỹ sư (chiếm 56,8%), 28 đáp viên là Kỹ
sư trưởng (chiếm 18,9%), 29 đáp viên là các Nhóm trưởng/ Đội trưởng (chiếm 19,6%) và 7 đáp viên ở các Chức vụ Quản lý khác (như Giàn trưởng…) (chiếm 4,7%).
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Trong phần này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của 08 thang đo, bao gồm Bản chất công việc (BC), Điều kiện làm việc (DK), Sự hỗ trợ của cấp trên (CT), Đồng nghiệp (DN), Thu nhập (TN), Phúc lợi (PL), Đào tạo và phát triển (DT) và Sự hài lịng trong cơng việc (HL).
Theo Nunnally (1978), hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt từ 0,8 trở lên là tốt, từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được. Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy: Không có thang đo nào bị loại khỏi mơ hình.
Xét hệ số Cronbach’s Alpha, giá trị của các thang đo đều thỏa điều kiện theo
nghiên cứu của Nunnally (1978). Trong đó, thang đo có chỉ số Cronbach’s Alpha cao nhất là Đào tạo và phát triển (0,945), thấp nhất là Phúc lợi (0,726). Bên cạnh đó, theo Hair & cộng sự, 1998), hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả thang đo đều nhỏ hơn 0,95, điều này chứng minh không tồn tại rủi ro trùng lặp thang đo hoặc đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Bảng 12).