7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật
Nguyên tắc quản lý nhà nước là những quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đ i hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức hoạt động quản lý nhà nước. Nó mang tính khách quan, bắt buộc tn thủ đối với các chủ thể quản lý nhà nước đồng thời man tính ổn định tương đối
Nội dung các nguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm: 1. Đảng lãnh đạo đối với quản lý nhà nước
2. Nhân dân tham gia giám sát hoạt động quản lý nhà nước 3. Tập trung dân chủ
5. Ph n định giữa quản lí nhà Nước về kinh tế với quản lí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
6. Pháp chế xã hội chủ nghĩa 7. Công khai, minh bạch
Yêu cầu đối với nguyên tắc quản lý nhà nước là phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận động khách quan của xã hội, phù hợp với mục tiêu của quản lý nhà nước, phản ánh đúng tính chất, các quan hệ của quản lý nhà nước, bảo đảm tính hệ thống nhất quán và tuân thủ. Đồng thời đảm bảo tuân thủ bằng tính cưỡng chế.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai tr là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện nay.
Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nh n d n. Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013.
Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước ln có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp.
Cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp.
Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho quyền hành pháp. địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ.
Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước ln chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Tất cả sự phụ thuộc nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nh n d n lao động.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai tr là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong quản lý hành chính nhà nước thì ngun tắc này dảm bảo cho sự tập trung quyền lực nhà nước vào tay chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất, đồng thời nguyên tắc này đảm bảo việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật. Từ đó, giúp cho cơng tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả tốt trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công tác quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc quản lý nhà nước theo ngành kết hợp với quản lý địa phương, vùng, lãnh thổ:
Quản lý theo ngành: Là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức
kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của
nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, qui mơ khác nhau, có thể trên phạm vi tồn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ.
Quản lý theo vùng, lãnh thổ: Là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất
định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta được thực hiện ở bốn cấp:
- Cấp Trung ương (cấp nhà nước);
- Cấp tỉnh: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cấp huyện: Các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; - Cấp xã: Các xã, phường, thị trấn.
Như vậy để đảm bảo việc thống nhất trong quản lí và hoạt động cần phải kết hợp quản lí theo nghành với lãnh thổ để đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả.
- Phân định rõ chức năng QLNN về TT-TT với chức năng kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực TT-TT
Tại Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII có thể khái qt thành 5 chức năng quản lý nhà nước như sau: tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm.
Theo Điều 51 Hiến pháp 2013, nền kinh tế nước ta là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo“. Liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin – truyền thông và chức năng kinh doanh doang lĩnh vực thơng tin – truyền thơng, có các vấn đề sau:
Tuy nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, nhà nước không phải là người trực tiếp kinh doanh. Các cơ quan nhà nước định ra chiến lược, qui hoạch và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và cơ chế quản
lý có cơ sở pháp lý ổn định vững chắc. Các tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hố chiến lược và kế hoạch kinh tế - xã hội của nhà nước, thực hiện cơ chế kinh doanh, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những biện pháp vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin - truyền thông như: các tập đồn, tổng cơng ty viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, ...
Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các quan hệ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được điều chỉnh bình đẳng theo quan hệ pháp luật dân sự, luật thương mại.
Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ng n sách nhà nước, thì các tổ chức kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế.
Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thơng thống, tự chủ và đạt hiệu quả cao.
- Tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thơng.
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước, là cơ sở pháp lý cho toàn bộ các hoạt động xã hội. Đ y là phương tiện chủ yếu để thể chế hóa và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, truyền đạt các quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước, bảo đảm quyền dân chủ của nh n d n, đồng thời là cơ sở pháp lý để các chủ thể quản lý nhà nước thực
hiện nhiệm vụ quản lý, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội theo thẩm quyền.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng, ban hành VBQPPL đảm bảo chất lượng cũng như việc tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các VBQPPL sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nh n d n, do nh n d n, vì nh n d n dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, một trong những vấn đề cần lưu ý trong công tác x y dựng cũng như tổ chức thực hiện các VBQPPL chính là đảm bảo thực hiện các nguyên tắc áp dụng VBQPPL.
Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.
Tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến mọi chủ thể pháp luật, là khâu trung tâm, quan trọng nhất của công tác tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Để mọi người thực hiện tốt pháp luật, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội. Ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp nhất cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Bảo đảm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật phải bảo đảm mọi cơng d n được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm c n Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.