7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật
Hiện nay trong xu thế tồn cầu hóa, mở cửa, hội nhập với thế giới và khu vực, nhà nước đóng vai tr định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo thống nhất các lợi ích cơ bản trong xã hội. Do đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông bao gồm các nội dung sau đ y:
Một là, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.
Hai là, sử dụng và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thông tin và Truyền thông thông qua việc tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế.
Ba là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực thơng tin - truyền thơng.
Bốn là, cải cách hành chính trong lĩnh vực thơng tin - truyền thơng.
Nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông là xây dựng, ban hành các quy phạm, các chính sách, quy chế, quy định được thể hiện dưới hình thức văn bản như Luật Công nghệ Thông tin, Luật Viễn thơng, Luật Báo chí, ... do Quốc Hội ban hành. Căn cứ các nội dung được quy định tại các Luật do Quốc Hội ban hành, các cơ quan chuyên mơn của Chính phủ là các Bộ sẽ hiện tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định và các Bộ sẽ ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai ... nhằm tạo ra hành lang pháp lý thống nhất để các cơ quan nhà nước địa phương và các đối tượng thuộc lĩnh vực thông tin - truyền thông căn cứ tổ chức thực thi các quy phạm, quy định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền, hiện thực hóa các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin - truyền thông thành những hành vi cụ thể trong đời sống xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích mà các văn bản quy phạm pháp luật hướng tới. Theo phân cấp, ở Trung ương, Chính phủ có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện các
Nghị định để thực hiện các đạo luật về thông tin - truyền thông. Bộ Thơng tin - Truyền thơng có trách nhiệm xây dựng các thơng tư, kế hoạch để hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện các Nghị định trên các lĩnh vực thông tin – truyền thông.
địa phương, căn cứ vào quy định chung tại các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương, chính quyền tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương x y dựng quy hoạch phát triển thông tin - truyền thơng của địa phương theo lộ trình và trong giai đoạn cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, kế hoạch hoạt động hàng năm để tổ chức thực hiện quy hoạch và quy định của cơ quan quản lý ở Trung ương.
Công tác xây dựng văn bản QPPL góp phần quan trọng vào việc hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phục vụ quản lý, đổi mới, phát triển, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; phát huy vai trị và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là mục tiêu lớn mà Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề ra.
Quán triệt mục tiêu, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, trong những năm qua Sở TT&TT đã tham mưu UBND Thành phố xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả đã góp phần trong cơng tác x y dựng văn bản pháp luật, với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ đã được ban hành và áp dụng trong thực tiễn điển hình như:
- Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 27/05/2016 ban hành "Quy định về việc lắp đặt, quản lý, sử dụng hộp thư tập trung, hệ thống cáp viễn thơng, hệ thống phủ sóng trong các tịa nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng trên địa bàn Thành phố";
- Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 ban hành "Quy định về quản lý, cấp phép xây dựng cơng trình cột ăng ten thu, phát sóng thơng tin di động trên địa bàn thành phố Hà Nội";
- Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 ban hành quy chế thu hồi vốn đầu tư x y dựng cơng trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đơ thị sử dụng chung (cống cáp, hào và tuy nen kỹ thuật) trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số
5800/QĐ-UBND ngày 22/8/2017;
- Quyết định số 05/QĐ-STT&TT ngày 08/01/2021 về Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 02/01/2020 của UBND TP Hà Nội: Phê duyệt Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025;
- Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội.
QLNN bằng pháp luật được hiểu ở nhiều góc độ. góc độ mối quan hệ giữa đối tượng quản lý - chủ thể quản lý, QLNN bằng pháp luật có nội dung là Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý bản th n Nhà nước và quản lý xã hội.
Nhà nước phải ban hành hệ thống các văn bản, quy định để thiết lập các yếu tố của nền công vụ, như: cơ quan - tổ chức, quy định - quy tắc, nhân sự, tài chính cơng, thanh tra, kiểm tra và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động công vụ.
Khu vực quản lý của Nhà nước - đó là xã hội. Nhà nước ban hành các quy phạm để điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nh n, công d n trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thơng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực thông tin - truyền thông bao gồm: báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thơng tin điện tử, thơng tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và QLNN các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ. địa phương, nhiệm vụ QLNN về TT&TT được ph n giao cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân là Sở Thông tin và Truyền thơng ở cấp tỉnh và ph ng Văn hóa và Thơng tin ở cấp huyện.
Như vậy, có thể hiểu QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT được hiểu là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, chức vụ để tác động vào lĩnh vực TT&TT thông qua cơ chế điều chỉnh của pháp luật, từ khâu xây dựng pháp luật đến khâu tổ chức thực thi pháp luật nhằm đạt được mục tiêu, mục đích của Nhà nước qua những phương diện cụ thể:
Về chủ thể quản lý nhà nước: là các cơ quan nhà nước, CQHCNN, cá
nhân, có thầm quyền, thơng qua các cơ quan QLHCNN trực tiếp chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước giao trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm tác động lên các đối tượng bị quản lý.
Về đối tượng bị quản lý: là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, các cơ quan nhà nước ứng dụng CNTT, bưu chính, viễn thơng và thơng tin điện tử trên môi trường mạng.…
Về nội dung quản lý: QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT là
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm. Tổ chức thực thi các quy phạm, quy định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền để hiện thực hóa các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông thành những hành vi cụ thể trong đời sống xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích mà các quy phạm ước định. Theo phân cấp, ở Trung ương, Chính phủ có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện các Nghị định để thực hiện các đạo luật về TT&TT . Bộ TT&TT có trách nhiệm xây dựng các thông tư, kế hoạch để hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện các Nghị định trên các lĩnh vực TT&TT. địa phương, chính quyền tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương x y dựng quy hoạch phát triển TT&TT của địa phương trong giai đoạn cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, kế hoạch hoạt động hằng năm để tổ chức thực hiện quy hoạch và quy định của cơ quan quản lý ở Trung ương.
Về phương pháp quản lý: QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực thông
tin – truyền thông là những cách thức, biện pháp quản lý mà cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền sử dụng để thực thi quy định pháp luật về TT&TT trong thực tiễn cuộc sống. Có thể phân loại một số phương pháp, như: phương pháp tuyên truyền; phương pháp giải thích và hướng dẫn; phương pháp cưỡng chế; phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
Về cơng cụ quản lý: Theo nghĩa hẹp, công cụ QLNN bằng pháp luật
trong lĩnh vực TT&TT là quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản pháp luật về lĩnh vực TT&TT của cơ quan, cá nh n có thẩm quyền. Tuy nhiên, xét ở góc độ quản lý hành chính nhà nước thì cơng cụ QLNN bằng
pháp luật khơng chỉ có văn bản pháp luật, mà cịn có các quy hoạch, kế hoạch, các hoạt động hành chính cụ thể của cán bộ, cơng chức hành chính. Bởi lẽ, xét cho cùng, các cơng cụ đó đều được sử dụng để thực hiện các quyền hạn, trách nhiệm theo luật định của chủ thể QLNN. Điều này có nghĩa, thực hiện hoạt động quản lý bằng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền vừa là trách nhiệm, quyền hạn theo luật định, đồng thời là góp phẩm bảo đảm thực hiện quyền lợi của đối tượng quản lý theo quy định. Trong đó cơng cụ pháp luật là thường xuyên và quan trọng nhất nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao.
Về vai trò QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT: Đối với Nhà
nước” QLNN bằng pháp luật là phương pháp cơ bản và là xu hướng chủ đạo trong QLNN trong lĩnh vực TT&TT. Đ y là lĩnh vực đặc thù, được điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật có tính định lượng cao, nên việc quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực này là tất yếu, và pháp luật là công cụ chủ đạo, phương pháp điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật là phương pháp cơ bản. Đối với xã hội: QLNN bằng pháp luật là phương thức giao tiếp hành chính cơ bản hàm chứa các giá trị dân chủ, công khai, minh bạch quan hệ giữa nhà nước với tổ chức, cá nhân.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT là quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực TT&TT và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT có thể hiểu trên các cách tiếp cận sau:
Thứ nhất, là q trình tác động và điều chỉnh có tính vĩ mơ của bộ máy
nhà nước, đội ngũ CBCC lên đối tượng quản lý.... nhằm đạt được mục tiêu trong việc sử dụng, chuyển đổi, đăng tải, quản lý thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ hai, là việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật để điều
hành và quản lý thống nhất các hoạt động trong lĩnh thông tin truyền thơng nói chung và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước về báo chí, xuất bản, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước bưu chính, viễn thơng và thơng tin điện tử nói riêng.
Thứ ba, là việc dùng cơng cụ pháp luật để thực hiện chức năng QLNN
về lĩnh vực thông tin và truyền thông; xây dựng, ban hành văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện là một mắt xích, một nhiệm vụ quan trọng trong các chức năng QLNN nói chung và QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thơng nói riêng.
Thứ tư, là việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh đối với
các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong các hoạt động báo chí, xuất bản, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước bưu chính, viễn thơng và thơng tin điện tử trên môi trường mạng.
Như vậy, xét về bản chất, nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực TT&TT là quá trình thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền một cách liên tục, theo đó cơ quan, cá nh n có thẩm quyền tiến hành đồng thời các hoạt động từ việc xây dựng hành lang pháp lý, tổ chức triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch, tổ chức đánh giá, khen thưởng hoặc xử lý sai phạm để hiện thực hóa các quy phạm pháp luật về TT&TT trong thực tiễn cuộc sống. Theo đó, các đối tượng chịu sự tác động của văn bản có điều kiện thực sự hơn để tham gia xây dựng quy phạm pháp luật, có cơ hội tạo nên sự dung h a, đồng thuận về lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ trong việc thực hiện các quy định pháp luật giữa các chủ thể với nhau, trong đó có mối quan hệ giữa nhà nước – chủ thể quản lý, với các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Khi pháp luật trở thành giá trị chung, cũng có nghĩa các giá trị dân chủ, cơng khai, minh bạch quan hệ giữa
nhà nước với tổ chức, cá nh n được đề cao và tăng cường bảo đảm thực hiện. Đ y cũng chính là trạng thái văn hóa quản lý hành chính mà một nền hành chính lý tưởng cần vươn tới. Xét một cách toàn diện, khi hệ thống quy định pháp luật (rộng hơn là thể chế - ngôn ngữ thường được các thể chế quốc tế sử dụng) về TT&TT đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo dân chủ, minh bạch thì sẽ thúc đẩy các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này phát triển một cách trật tự có ước định của cơ quan nhà nước.