7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong
1.3.4. Các yếu tố khác
Yếu tố kinh tế, văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống: Quản lý nhà nước ln mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập qn, thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dịng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với cơng tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trị kiểm sốt của cơ quan chức năng, hoặc cơ chế tập trung quan liêu vẫn c n để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của khơng ít cán bộ, cơng chức, viên chức... Sự tác động của các yếu tố này ln bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế: Sự phát triển của khoa học, cơng nghệ và q trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên quy mơ tồn xã hội. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý hành chính giúp thu hẹp khoảng cách khơng gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành (ví dụ: ứng dụng cơng nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn ISO… trong hoạt động quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở tất cả các cấp chính quyền). Q trình hội nhập quốc tế càng được đẩy nhanh thì
áp lực về quá trình hiện đại hóa nền hành chính, cũng như đ i hỏi về việc n ng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức ngày càng gia tăng.
Nguồn lực kinh tế và các cơ sở vật chất, kỹ thuật: Những bảo đảm về mặt kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả của nền hành chính (xét về hiệu quả chi tiêu, đầu tư cơng). Mặc dù mức chi tiêu cụ thể cho bộ máy hành chính ln là vấn đề gây tranh cãi và khó thống nhất quan điểm, nhưng thước đo chủ yếu vẫn là hiệu quả hoạt động của nền hành chính, mức chi tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý và coi đó là nguồn đầu tư cho phát triển.
Tiểu kết chƣơng 1
Pháp luật là công cụ quản lý quan trọng, cơ bản của Nhà nước đối với xã hội nói chung, lĩnh vực thơng tin – truyền thơng nói riêng. Công cụ này càng trở nên quan trọng, phổ biến trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, để quản lý bằng pháp luật hiệu quả, Nhà nước cần tính tới nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, trong đó, các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức là yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể quản lý có vai tr cơ bản, quan trọng quyết định tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước hiện nay.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN – TRUYỀN
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI