7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung về thực trạng QLNN trên địa bàn Thành phố
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức nội bộ:
+ Một bộ phận đảng viên, CCVC chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm đối với cơ quan, tập thể và công việc được giao; chưa chủ động nghiên cứu, cập nhật các quy định, vản bản quy phạm pháp luật để thực hiện tốt công tác tham mưu.
+ Chất lượng đội ngũ CCVC chưa đồng đều; một bộ phận CCVC làm việc chưa khoa học, chưa tận tụy, thiếu tinh thần trách nhiệm, tư tưởng còn dao động chưa yên t m công tác dẫn đến việc tham mưu, đề xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của CCVC ở một số ph ng, đơn vị chưa nghiêm, chưa tự giác. Đặc biệt, có đồng chí lãnh đạo Sở, Đảng ủy viên, lãnh đạo cấp phịng cịn thiếu trách nhiệm, có thái độ né tránh, đùn đẩy cơng việc, chưa nghiêm túc và gương mẫu, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng cơng việc và uy tín của tập thể cơ quan, cá nh n.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự phối hợp, phương thức, quy trình điều hành cơng việc của một số ph ng, đơn vị còn lúng túng... làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả cơng việc.
+ Vẫn cịn cán bộ đảng viên, thậm chí có đồng chí lãnh đạo Sở, Đảng ủy viên, lãnh đạo cấp ph ng đôi khi chưa phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, chưa chủ động cập nhật các kiến thức mới, xu thế phát triển của
xã hội, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, vẫn sử dụng phương thức điều hành truyền thống làm giảm hiệu quả công việc của cả tập thể.
Nguyên nhân khách quan:
+ Các cơ chế, chính sách pháp luật phát triển ngành TT&TT của Trung ương, Thành phố đã được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện, chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ so với xu thế phát triển của xã hộ.
+ Vẫn còn khoảng cách lớn về thu nhập của các CCVC, người lao động trong cơ quan nhà nước so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực TT&TT.
+ Khoa học, kỹ thuật, công nghệ trên thế giới phát triển không ngừng, dẫn tới việc chưa thể tham mưu sớm, tham mưu kịp thời trong công tác
QLNN trên địa bàn.
Về một số lĩnh vực quản lý nhà nước:
Công tác phát ngôn, cung cấp thơng tin cho báo chí mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn một số trường hợp chưa kịp thời cung cấp thông tin để định hướng, dẫn đến cịn một số vấn đề “nóng” được báo chí tập trung phản ánh, dư luận quan tâm.
Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội khơng phải là cơ quan báo chí nhưng tác động của trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đối với người d n giống như một tờ báo. Để điều chỉnh, lành mạnh hóa thơng tin trên mơi trường mạng cần chính sách tổng thể trong quản lý thơng tin trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, lượng hóa các tiêu chí góp phần lành mạnh hóa thơng tin trên mơi trường mạng.
Cơng tác triển khai và quản lý hạ tầng viễn thông, công tác hạ ngầm hệ thống đường d y viễn thông, đường d y điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn Thành phố theo Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giai đoạn 2016-
2020 giữa UBND Thành phố với các Tập đồn, Tổng Cơng ty viễn thông c n chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ của UBND Thành phố.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn còn một số tồn tại như: Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà
nước vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai, hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra và các văn bản
pháp luật chuyên ngành c n chưa thực sự hồn chỉnh, nhiều điểm cịn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, khơng phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.. Đặc thù Thanh tra lĩnh vực Thông tin và Truyền thông liên quan nhiều đến môi trường, không gian mạng rất khó để xác minh hành vi, đối tượng vi phạm vì vậy vi phạm thời gian thanh tra theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước.
Thứ ba, đối tượng của hoạt động thanh tra rất rộng bao gồm cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp, cá nh n, … vì vậy, giữa các lực lượng tham gia thanh tra gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác phối hợp, xác minh thông tin.
Thứ tư, hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường
xuyên, gắn với thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể về thanh tra thường xuyên.
Thứ năm, trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị
trường, khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng. Trong khi đó hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đội ngũ làm công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh.
Tiểu kết chƣơng 2
Hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông ở Hà Nội những năm qua có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, dựa trên nền tảng sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản, quy định, quy chuẩn được ban hành bởi Bộ Thơng tin – Truyền thơng.
Về phía chủ thể quản lý, những năm qua, tổ chức và hoạt động lĩnh vực thông tin và truyền thông không ngừng được củng cố, cơng cuộc cải cách hành chính và ứng dụng CNTT vào quản lý bộ máy nhà nước được tăng cường góp phần năng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đóng góp khơng nhỏ vào hiệu quả quản lý lĩnh vực thông tin – truyền thông ở Thành phố những năm vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước còn một số hạn chế một số vấn đề của quản lý chưa theo kịp được xu thế phát triển của xã hội cần được khắc phục trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN –
TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI