Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 41)

1. Lý do chọn đề tài

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc

theo định hướng phát triển năng lực

Việc quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Có thể phân chia ra thành hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan.

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của các lực lượng giáo dục về vai trò quan trọng của hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực.

Nhận thức là cơ sở cho hành động, chỉ khi nhận thức đúng được tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS các lực lượng giáo dục mới triển khai có hiệu quả hoạt động này. Từ trước đến nay, Âm nhạc vốn là môn học được coi là “môn phụ” và “địi hỏi có năng khiếu”, thường chưa được các lực lượng giáo dục quan tâm. Vì vậy, các lực lượng giáo dục nếu nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh THCS theo định hướng phát triển năng lực thì sự hợp

tác giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục sẽ khơng mang tính hình thức mà đi vào thực chất hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS.

Năng lực và kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý ở trường THCS Người CBQL trong vai trò lãnh đạo nhà trường cần am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nền về khoa học quản lý, quản lý nhà trường, nắm vững quan điểm chỉ đạo của các cấp, ngành về đổi mới giáo dục, thực hiện nhiệm vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bản thân người CBQL trường học xuất phát từ GV nên họ có sự am hiểu về chun mơn, nghiệp vụ giảng dạy, hiểu rõ tính chất đặc thù của từng mơn học nên trong q trình chỉ đạo chun mơn, họ sẽ phân công theo năng lực phù hợp với từng giáo viên. Đối với quản lý hoạt động dạy học âm nhạc, đòi hỏi người CBQL phải am hiểu về nghệ thuật, văn hóa, văn nghệ của vùng miền đồng thời biết khai thác những thế mạnh của đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, sự tham gia phối hợp của cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội trong quản lý hoạt động day học âm nhạc ở trường THCS.

Phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc ở trường THCS

Đối với hoạt động dạy học âm nhạc là một mơn học có tính đặc thù nên địi hỏi GV phải được đào tạo đúng chuyên ngành từ trong cơ sở đào tạo sư phạm, nghệ thuật về âm nhạc, có sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và truyền tải được các nội dung liên quan hết hát, nhạc cụ. nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Bên cạnh đó là tấm gương về lịng u nghề, nhiệt huyết với cơng việc giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu cho HS, hun đúc sự say mê, u thích của HS đối với bộ mơn âm nhạc.

Sở thích và năng khiếu âm nhạc của học sinh THCS

Âm nhạc được xem là bộ môn nghệ thuật địi hỏi sự u thích, tài năng thiên bẩm của HS. Khi HS có hứng thú với mơn âm nhạc các em sẽ u thích

khám phá, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến phần học hát, nhạc cụ, âm nhạc thường thức và có sự vận dụng vào cuộc sống. Năng khiếu âm nhạc có thể do di truyền hoặc do được bồi dưỡng, đào tạo, điều quan trọng là khơi dậy ở HS tình yêu với âm nhạc.

1.6.2. Các yếu tố khách quan

Ngoài các yếu tố chủ quan nêu trên, chất lượng của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm của trẻ cũng phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan như:

Sự lãnh đạo, quản lý của các cấp trên

Sự lãnh đạo và quản lý của các cấp từ Bộ, Sở Giáo dục đến Phòng giáo dục đào tạo được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quyết định quản lý chỉ đạo triển khai việc tổ chức dạy học môn âm nhạc ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực. Nếu các văn bản này thể hiện rõ ràng mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện thì Hiệu trưởng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các kế hoạch, chỉ đạo, các quyết định quản lý của cấp trên. Nếu các văn bản trên chỉ dừng lại ở mức chung chung, thiếu cụ thể, thiếu định hướng rõ ràng vào các phẩm chất và năng lực cần đạt của của HS, thì các hoạt động quản lý ở nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho học sinh THCS

Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã có những văn bản xác định rõ nội dung và hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy học môn âm nhạc ở từng cấp học, lớp học là cơ sở để GV triển khai hoạt động dạy học. Nội dung chương trình được các trường THCS quan tâm thực hiện theo hướng dẫn của các cấp quản lý, thiết kế nội dung chương trình theo hướng mở phát huy tốt nhất năng lực học tập của HS.

Sự phối hợp này thể hiện mối tương tác hai chiều giữa cha mẹ và giáo viên và ngược lại. CMHS có vai trị hỗ trợ, động viên, khích lệ con em trong quá trình học tập, phối hợp với nhà trường, GVCN trong tổ chức hoạt động dạy học, theo dõi sự tiến bộ của con em mình đồng thời ủng hộ, giúp đỡ nhà trường khi thực hiện xã hội hóa giáo dục đối với hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.

Mơi trường văn hóa xã hội

Trong thực tế, ở các khu vực dân cư có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao thì sự nhận thức về giáo dục và đào tạo nói chung và về tổ chức hoạt động dạy học môn Âm nhạc cũng được nâng cao. Hơn nữa, ưu thế của các khu vực có nền kinh tế phát triển là có điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng, thiết bị âm nhạc, mơi trường văn hóa nghệ thuật hơn, từ đó nhà trường có thể tổ chức hoạt động dạy học môn Âm nhạc với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng.

Ở các khu vực dân cư có mức độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, thiếu các cơ sở hạ tầng, quan trọng cho nhà trường phát huy năng khiếu, sở thích cũng như hoạt động dạy học âm nhạc của học sinh. Đặc điểm văn hóa xã hội ở địa phương ít nhiều chi phối đến hoạt động dạy học âm nhạc cho học sinh ở trường THCS.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học âm nhạc ở trường THCS

Khác với các môn học khác, dạy học âm nhạc được thực hiện thông qua thiết bị, âm thanh, cơng cụ âm nhạc. Vì vậy CSVC, thiết bị đóng vai trị quan trọng đối với tiết dạy học âm nhạc. Việc khai thác, sử dụng, bảo quản, mua sắm cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc ở nhà trường hiện nay.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS theo định hướng phát triển đi từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, các khái niệm công cụ cơ bản. Nội dung quản lý dạy học môn âm nhạc ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực bao gồm: quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh; quản lý hoạt động học tập môn âm nhạc và quản lý các phương tiện điều kiện đảm bảo dạy học môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học của hiệu trưởng trường theo định hướng phát triển năng lực bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngồi nhà trưởng.

Khung lí luận đã xác định là cơ sở khoa học để xây dựng các phương pháp nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Âm nhạc và quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w