Thời lượng chương trình theo các nội dung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 42)

Nội dung

Hát 35 %

Nhạc cụ 20%

Nghe nhạc, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc 35%

Đánh giá định kì 10%

- Nội dung hát bao gồm: Hát, nhạc cụ, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc [7]

Dạy học môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu người giáo viên khi thực hiện nội dung chương trình dạy học cần làm các việc sau: Nắm vững nội dung, chương trình mơn Âm nhạc; Xác định đúng các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề; Cụ thể nội dung dạy học của chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực; Thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các chủ đề tích hợp phát triển năng lực; Thực hiện chương trình mơn Âm nhạc theo nội dung kiến thức quy định và phát triển năng lực; Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mơn Âm nhạc.

1.4.3. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Với việc chuyển đổi mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì các phương pháp dạy học được sử dụng không phải chủ yếu là hướng đến giảng giải, phân tích, cắt nghĩa nhằm cung cấp quá nhiều kiến thức, học sinh chỉ ghi chép, học thuộc lời thầy cô giảng mà điều quan trọng của phương pháp dạy học là tổ chức cho học sinh tự làm thực hành và rút ra những kết luận, có những tri thức cơ bản và vận dụng được những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.

Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực đối với mơn âm nhạc có thể lựa chọn và sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:

1) Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp giáo viên dùng lời lói để diễn giảng, giúp học sinh nắm được các nội dung và yêu cầu của bài học.

2) Phương pháp Thực hành - luyện tập: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong hoạt động dạy học môn âm nhạc bởi HS sẽ được thực hành, luyện tập việc hát, đọc nhạc, gõ phách, đánh nhịp, các hoạt động vận động, thưởng thức âm nhạc giúp nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của mình.

3) Phương pháp trực quan: Hoạt động dạy học âm nhạc với phương tiện hỗ trợ như nhạc cụ, máy radio, đàn, bộ gõ, phách, nhạc, tranh ảnh…Những phương tiện này là những dụng cụ trực quan phong phú, đa dạng sẽ giúp HS tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Giáo viên thông qua phương pháp trực quan giúp HS quan sát, tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, cách sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học.

4) Phương pháp trình bày tác phẩm: Âm nhạc gắn liền với giai điệu, tiết tấu, âm thanh và HS thông qua tiếng hát, lời ca sẽ hịa quyện vào trở thành một tác phẩm hồn chỉnh. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc GV trên cơ sở nội dung bài học sẽ hướng dẫn, giúp đỡ HS trình bày tác phẩm theo giai điệu và tiết tấu của bài học.

1.4.4. Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy trên lớp: Dạy học cả lớp là hình thức tổ chức dạy học mà học sinh

đóng vai trị là đối tượng tiếp nhận tri thức còn giáo viên là người điều khiển hoạt động dạy, truyền thụ kiến thức học sinh. Đây là hình thức phổ biến được dạy học ở trường phổ thông trong các giờ lên lớp của GV.

Các tiết dạy trên lớp giáo viên cần phải dạy cơ bản tốt các nội dung bài học theo phân phối chương trình theo từng chủ đề, mạch nội dung bài học sẽ đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp để HS đi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, trú trọng khả năng vận dụng và khả năng sáng tạo của học sinh.

Dạy học theo nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức tổ chức học tập trong đó có từ 2 người trở lên để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây là hình thức cho phép khai thác được sức mạnh trí tuệ tập thể, đồng thời học sinh được trình bày, diễn đạt ý tưởng của mình một cách động lập, các thành viên sẽ lắng nghe và cùng giúp nhau bổ sung kiến thức. Từ đó mỗi HS sẽ tự làm phong phú kiến thức của bản thân.

Dạy học cá nhân

Đối với dạy học cá nhân có thể theo hình thức kèm cặp đối với HS yếu hoặc hình thức dạy học nâng cao đối với HS đã có kết quả học tập tốt cần được tăng cường hơn.

Ngồi ra, một số hình thức tổ chức chức dạy học âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm:

Tích hợp giữa nội dung âm nhạc với âm nhạc thường thức.Âm nhạc

thường thức sẽ giúp HS được tìm hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài hát, bài hát được sáng tác theo thể loại và thị yếu âm nhạc như thế nào trong đời sống. Qua âm nhạc thường thức HS có dịp ghi nhớ bài học một cách rõ nét hơn.

- Tích hợp âm nhạc với các kiến thức liên môn: Đối với bậc giáo dục

THCS, âm nhạc có mối liên kết gần gũi với một số môn học như Mỹ thuật, Lịch sử địa lý; Ngữ văn…giữa mơn học có sự gắn kết nhau về nội dung chẳng hạn khi tìm hiểu về mơn địa lý với nội dung vị trí, địa lý dân cư sẽ có nội dung liên quan đến đời sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật của dân cư.

- Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở nhà trường: Thơng qua các hoạt động văn hóa văn nghệ HS được phát

huy được năng khiếu của bản thân đối với âm nhạc, tạo niềm vui, động cơ và hứng thú trong học tập và rèn luyện. Các mơ hình câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ nghệ thuật, các chương trình, hội thi, hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của nhà trường sẽ bồi đắp tình cảm đối với bộ mơn âm nhạc, lơi cuốn HS tích cực tham gia.

- Thơng qua các chương trình, các dự án hợp tác Quốc tế:

Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về âm nhạc sẽ giúp HS có thêm những trải nghiệm về khơng gian âm nhạc nước ngồi, được tiếp cận với xu thế mới của nền âm nhạc, từ đó có sự so sánh đối chiếu làm giàu thêm kiến thức về âm nhạc và bồi dưỡng lòng tự hào về âm nhạc của đất nước Việt Nam.

1.4.5. Nguồn lực phục vụ dạy học môn Âm nhạc theo định hướng pháttriển năng lực triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường THCS muốn đạt được mục tiêu của dạy học môn học và phát triển được các năng lực chung, chuyên biệt cho học sinh thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn lực và các nguồn lực này phải được trang bị, khai thác đặc biệt là sử dụng theo định hướng dạy học phát triển năng lực.

Sự tham gia của các nguồn lực dạy học nói chung và dạy học âm nhạc nói chung ở nhà trường phổ thơng gồm đội ngũ CBQL, GV và lực lượng xã hội; điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị âm thanh, máy móc, cơng cụ âm nhạc, hệ thống phòng học chức năng; các hệ thống phần mềm dạy học; không gian

lớp học; hệ thống nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy học và nguồn kinh phí cần thiết thực hiện hoạt động dạy học.

1.5. Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở trườngtrung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực

1.5.1. Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc của Giáo viên

1.5.1.1. Xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị giờ lên lớp môn Âm nhạc của giáo viên

Đây là khâu đầu tiên người GV trước khi lên lớp, xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị giờ lên lớp môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực là bản mô tả chi tiết mục tiêu, nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ HS cần đạt, các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, phương tiện dạy học, phương pháp và hình thức dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá và kết quả cần đạt của bài học. Kế hoạch dạy học năm học có thể bao quát cả năm; hoặc theo từng kỳ học và cần được thảo luận, bàn bạc qua hội đồng sư phạm nhà trường; tổ chun mơn. Sau đó TCM, GV trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân/ tổ chuyên môn phù hợp và CBQL nhà trường phê duyệt để thực hiện.

* Đối với kế hoạch dạy học của giáo viên cần đảm bảo: Nắm vững về mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy; phân phối thực hiện chương trình đối với các tiết dạy, bài học; xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của học sinh; các phương pháp day học; nội dung dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS; các điều kiện chuẩn bị cho bài học; kiểm tra, đánh giá học sinh.

* Trong xây dựng kế hoạch dạy học thì khẩu chuẩn bị bài dạy là quan trọng, nó phản ánh tri thức khoa học, trình độ chuyên môn của người giáo

viên. Nội dung này bao gồm: Tổ chức xây dựng các quy định và hướng dẫn soạn bài môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực; Triển khai phổ biến các quy định về chuẩn bị bài giảng theo định hướng phát triển năng lực; Quy định rõ ràng và cụ thể chất lượng bài soạn theo định hướng phát triển năng lực; Hướng dẫn GV xác định các tri thức, kĩ năng cần có cho học sinh trong từng bài dạy; tổ chức tập huấn cho GV thực hiện soạn bài theo định hướng phát triển năng lực; Trang bị cho GV các kỹ năng mềm khác phục vụ cho hoạt động soạn bài như kỹ năng khai thác sử dụng thông tin trong dạy học; kỹ năng ứng dụng CNTT; kỹ năng giải quyết vấn đề…

1.5.1.2. Tổ chức thực hiện chương trình dạy học mơn âm nhạc trên lớp theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung này được xác định như sau: Nắm vững phân phối chương trình thời lượng trên lớp để tổ chức giờ học hiệu quả cho học sinh; Đảm bảo các bước của tiến trình dạy học; Tổ chức hiệu quả dự giờ, đánh giá tiết dạy, giờ lên lớp dựa vào kết quả học tập của học sinh; tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả; xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực, sơi nổi, tăng cường tương tác với HS trong quá trình tổ chức dạy học; chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia vào giám sát tiến trình lên lớp của GV.

1.5.1.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy học mơn âm nhạc trên lớp theo định hướng phát triển năng lực

Trước hết CBQL nhà trường cần nhận thức đầy đủ của đổi mới phương pháp dạy học trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường; Xác định các yêu cầu và nhiệm vụ của thực hiện các phương pháp dạy học; hướng dẫn cụ thể thường xuyên GV khi triển khai các phương pháp dạy học tích cực; tổ chức hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho GV

liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung này bao gồm: Tổ chức hướng dẫn các quy định về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mơn âm nhạc; Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV âm nhạc về đổi mới phương pháp dạy học; Chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trên tri thức, năng lực hiện có của học sinh; Tổ chức hoạt động sinh hoạt TCM về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ dạy học cho giáo viên.

1.5.2. Quản lý học tập môn Âm nhạc của học sinh theo định hướng pháttriển của năng lực triển của năng lực

1.5.2.1. Quản lý giáo dục động cơ, ý thức học tập cho học sinh

Quản lý giáo dục động cơ, ý thức học tập HS có vai trị quan trong trong cơng tác quản lý nhà trường hiện nay với sự tham gia vào cuộc của GV, CMHS và CBQL nhà trường nhằm giúp HS có định hướng đúng đắn trong học tập và rèn luyện. Nội dung này bao gồm: Tuyên truyền, quán triệt các yêu cầu của môn âm nhạc để giáo dục động cơ, ý thức học tập, bồi đắp tình cảm để HS thấy hứng thú, u thích đối với mơn học; Tăng cường khả năng giao tiếp, năng lực học tập âm nhạc; Xây dựng nền nếp học tập, rèn luyện trong quá trình học tập; Phối hợp với các lực lượng giáo dục cùng động viên, khích lệ HS trong q trình học tập

1.5.2.2. Quản lý nền nếp, phương pháp học tập trên lớp của học sinh

Quản lý xây dựng nền nếp, phương pháp học tập trên lớp của học sinh bao gồm: Xây dựng nội quy học tập trên lớp chung cho HS trong toàn nhà trường và quy định riêng đối với môn âm nhạc; Trang bị cho HS các phương pháp học tập tích cực, kỹ năng cảm thụ âm nhạc, kỹ năng biểu diễn; kỹ năng

lắng nghe…;Tạo môi trường học tập trên lớp sôi nổi, phát động phong trào thi đua thông qua các buổi liên hoan, biểu diễn văn nghệ trên lớp tạo bầu khí sơi nổi trong giờ học; Hướng dẫn HS thực hành, luyện tập bài học trên lớp, ở nhà thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như quay video, clip, tiktok…

1.5.2.3. Quản lý đánh giá kết quả học tập môn âm nhạc của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn âm nhạc cần được thực hiện theo hướng dẫn, quy định hiện hành về đánh giá kết quả học tập đối với HS THCS. Bên cạnh đó, nhà trường triển khai các nội dung sau: Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách phù hợp; tổ chức đánh gia kết quả học tập của học sinh bằng phương pháp và hình thức phong phú, đa dang; Triển khai đánh giá quá trình học tập của HS; Báo cáo kết quả học tập của học sinh theo quy định.

1.5.3. Quản lý các điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ dạy họcmôn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực

Muốn dạy học tốt phải có các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất dành cho dạy học. Hiệu quả của phương tiện dạy học và cơ sở vật chất dành cho mơn Âm nhạc đến đâu phụ thuộc vào chính bản thân người giáo viên dạy học, nhưng đồng thời cũng phụ thuộc trực tiếp vào quản lí của các cấp quản lí trong nhà trường khi chỉ đạo khai thác phương tiện dạy học, cơ sở vật chất dành cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Trong thời đại 4.0 đây là một nội dung quản lý quan trọng để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học của nhà trường. Đối với quản lý phương tiện, CSVC thiết bị dạy học, người CBQL thực hiện các công việc sau: Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng CSVC, thiết bị; xây dựng kế hoạch bổ sung; mua sắm; sửa chữa; Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị, cá nhân liên quan cách

thức sử dụng, bảo quản để nâng cao hiệu quả của CSVC, thiết bị; tăng cường kiểm tra, đánh giá CSVC, thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Đối với ứng dụng CNTT trong dạy học là đòi hỏi cần thiết yêu cầu người CBQL nhà trường phải có sự am hiểu ứng dụng CNTT trong dạy học: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV nhà trường; phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra các yêu cầu cu thể về số tiết ứng dụng CNTT trong dạy học; tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ tin học; TCM phát huy vai trò tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề GV về ứng dụng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 42)