Hoạt động dạy học môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 32)

1. Lý do chọn đề tài

1.4. Hoạt động dạy học môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở theo

hướng phát triển năng lực

1.4.1. Mục tiêu dạy học môn âm nhạc

Theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018, dạy học môn âm nhạc hướng đến các mục tiêu sau:

- Giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức âm nhạc phổ thông và thông qua hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc.

- Ni dưỡng, hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc.

- Giúp học sinh thấy rõ sự phong phú, đa dạng của âm nhạc, mối liên hệ giữa âm nhạc với lịch sử, văn hóa, xã hội và các loại hình nghệ thuật khách. Ni dưỡng, vun đắp tình cảm, niềm tự hào và ý thức bảo vệ giá trị âm nhạc truyền thông của dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị âm nhạc hiện đại làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của HS.

- Phát triển những phẩm chất và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học [7].

1.4.2. Nội dung dạy học môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở theoChương trình giáo dục phổ thơng 2018 Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, ở cấp THCS thời lượng dành cho môn Âm nhạc là 35 tiết trong một năm học với các nội dung được phân bố như sau

Bảng 1.1: Thời lượng nội dung giáo dụcLớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

Bảng 1.2: Thời lượng chương trình theo các nội dung

Nội dung

Hát 35 %

Nhạc cụ 20%

Nghe nhạc, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc 35%

Đánh giá định kì 10%

- Nội dung hát bao gồm: Hát, nhạc cụ, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc [7]

Dạy học môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu người giáo viên khi thực hiện nội dung chương trình dạy học cần làm các việc sau: Nắm vững nội dung, chương trình mơn Âm nhạc; Xác định đúng các năng lực, mức độ các năng lực cần hình thành, phát triển ở từng bài học, từng chủ đề; Cụ thể nội dung dạy học của chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực; Thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các chủ đề tích hợp phát triển năng lực; Thực hiện chương trình mơn Âm nhạc theo nội dung kiến thức quy định và phát triển năng lực; Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mơn Âm nhạc.

1.4.3. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Với việc chuyển đổi mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì các phương pháp dạy học được sử dụng khơng phải chủ yếu là hướng đến giảng giải, phân tích, cắt nghĩa nhằm cung cấp quá nhiều kiến thức, học sinh chỉ ghi chép, học thuộc lời thầy cô giảng mà điều quan trọng của phương pháp dạy học là tổ chức cho học sinh tự làm thực hành và rút ra những kết luận, có những tri thức cơ bản và vận dụng được những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.

Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực đối với mơn âm nhạc có thể lựa chọn và sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:

1) Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp giáo viên dùng lời lói để diễn giảng, giúp học sinh nắm được các nội dung và yêu cầu của bài học.

2) Phương pháp Thực hành - luyện tập: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong hoạt động dạy học môn âm nhạc bởi HS sẽ được thực hành, luyện tập việc hát, đọc nhạc, gõ phách, đánh nhịp, các hoạt động vận động, thưởng thức âm nhạc giúp nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của mình.

3) Phương pháp trực quan: Hoạt động dạy học âm nhạc với phương tiện hỗ trợ như nhạc cụ, máy radio, đàn, bộ gõ, phách, nhạc, tranh ảnh…Những phương tiện này là những dụng cụ trực quan phong phú, đa dạng sẽ giúp HS tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Giáo viên thông qua phương pháp trực quan giúp HS quan sát, tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, cách sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học.

4) Phương pháp trình bày tác phẩm: Âm nhạc gắn liền với giai điệu, tiết tấu, âm thanh và HS thông qua tiếng hát, lời ca sẽ hịa quyện vào trở thành một tác phẩm hồn chỉnh. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc GV trên cơ sở nội dung bài học sẽ hướng dẫn, giúp đỡ HS trình bày tác phẩm theo giai điệu và tiết tấu của bài học.

1.4.4. Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy trên lớp: Dạy học cả lớp là hình thức tổ chức dạy học mà học sinh

đóng vai trị là đối tượng tiếp nhận tri thức còn giáo viên là người điều khiển hoạt động dạy, truyền thụ kiến thức học sinh. Đây là hình thức phổ biến được dạy học ở trường phổ thông trong các giờ lên lớp của GV.

Các tiết dạy trên lớp giáo viên cần phải dạy cơ bản tốt các nội dung bài học theo phân phối chương trình theo từng chủ đề, mạch nội dung bài học sẽ đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp để HS đi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, trú trọng khả năng vận dụng và khả năng sáng tạo của học sinh.

Dạy học theo nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức tổ chức học tập trong đó có từ 2 người trở lên để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây là hình thức cho phép khai thác được sức mạnh trí tuệ tập thể, đồng thời học sinh được trình bày, diễn đạt ý tưởng của mình một cách động lập, các thành viên sẽ lắng nghe và cùng giúp nhau bổ sung kiến thức. Từ đó mỗi HS sẽ tự làm phong phú kiến thức của bản thân.

Dạy học cá nhân

Đối với dạy học cá nhân có thể theo hình thức kèm cặp đối với HS yếu hoặc hình thức dạy học nâng cao đối với HS đã có kết quả học tập tốt cần được tăng cường hơn.

Ngồi ra, một số hình thức tổ chức chức dạy học âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm:

Tích hợp giữa nội dung âm nhạc với âm nhạc thường thức.Âm nhạc

thường thức sẽ giúp HS được tìm hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài hát, bài hát được sáng tác theo thể loại và thị yếu âm nhạc như thế nào trong đời sống. Qua âm nhạc thường thức HS có dịp ghi nhớ bài học một cách rõ nét hơn.

- Tích hợp âm nhạc với các kiến thức liên môn: Đối với bậc giáo dục

THCS, âm nhạc có mối liên kết gần gũi với một số môn học như Mỹ thuật, Lịch sử địa lý; Ngữ văn…giữa mơn học có sự gắn kết nhau về nội dung chẳng hạn khi tìm hiểu về mơn địa lý với nội dung vị trí, địa lý dân cư sẽ có nội dung liên quan đến đời sống văn hóa, xã hội, nghệ thuật của dân cư.

- Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở nhà trường: Thơng qua các hoạt động văn hóa văn nghệ HS được phát

huy được năng khiếu của bản thân đối với âm nhạc, tạo niềm vui, động cơ và hứng thú trong học tập và rèn luyện. Các mơ hình câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ nghệ thuật, các chương trình, hội thi, hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của nhà trường sẽ bồi đắp tình cảm đối với bộ mơn âm nhạc, lơi cuốn HS tích cực tham gia.

- Thơng qua các chương trình, các dự án hợp tác Quốc tế:

Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về âm nhạc sẽ giúp HS có thêm những trải nghiệm về khơng gian âm nhạc nước ngoài, được tiếp cận với xu thế mới của nền âm nhạc, từ đó có sự so sánh đối chiếu làm giàu thêm kiến thức về âm nhạc và bồi dưỡng lòng tự hào về âm nhạc của đất nước Việt Nam.

1.4.5. Nguồn lực phục vụ dạy học môn Âm nhạc theo định hướng pháttriển năng lực triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường THCS muốn đạt được mục tiêu của dạy học môn học và phát triển được các năng lực chung, chuyên biệt cho học sinh thì cần phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn lực và các nguồn lực này phải được trang bị, khai thác đặc biệt là sử dụng theo định hướng dạy học phát triển năng lực.

Sự tham gia của các nguồn lực dạy học nói chung và dạy học âm nhạc nói chung ở nhà trường phổ thơng gồm đội ngũ CBQL, GV và lực lượng xã hội; điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị âm thanh, máy móc, cơng cụ âm nhạc, hệ thống phịng học chức năng; các hệ thống phần mềm dạy học; không gian

lớp học; hệ thống nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy học và nguồn kinh phí cần thiết thực hiện hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 32)

w