Quá trình ra đời và phát triển của trợ vốn cho người nghèo, thu nhập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 26 - 31)

1.1. Tổng quan về trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp

1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của trợ vốn cho người nghèo, thu nhập

phát triển nghề nghiệp và vượt qua những khó khăn về kinh tế. Qua đó, tác động tích cực đến gia tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo và góp phần đảm bảo an sinh xã hội [13, tr.10].

1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp nhập thấp

Từ nhiều thế kỷ trước các nhóm tiết kiệm và tín dụng đã hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm “Susus” của Ghana, “Chit funds” ở Ấn Độ, “Arisan” tại Indonesia, “Cheetu” ở Sri Lanka, Tontines ở Tây Phi... cho thấy tài chính quy mơ nhỏ ra đời rất lâu và hoạt động của các nhóm này thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo.

Các TCTD và tiết kiệm chính thức cho người nghèo cũng đã hoạt động qua nhiều thập kỷ, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính thơng qua các hợp tác xã và các tổ chức tài chính phát triển. Một trong những TCTD vi mô cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo nơng thơn khơng có tài sản thế chấp là hệ thống Qũy cho vay Ireland, bắt đầu vào những năm 1700 do sáng kiến của Jonathan Swift. Mục đích hoạt động chủ yếu của các quỹ là cung cấp các khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn.

Trong những năm 1800, nhiều loại hình tiết kiệm chính thức phát triển lớn hơn và nhiều hơn. Các TCTD bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, phục vụ chủ yếu cho người nghèo nông thôn và thành thị. Các tổ chức này được biết đến như là Ngân hàng nhân dân, Liên hiệp tín dụng và tiết kiệm, tín dụng hợp tác xã. TCVM ở khu vực này chủ yếu hướng tới nhu cầu tìm việc làm cho người thất nghiệp, tạo thêm thu nhập cho người lao động nghèo (nhất là tại Đơng Âu, nơi có tình trạng thất nghiệp cao).

Trong khi đó, bắt đầu từ những năm 1970, các chương trình thử nghiệm

ở Bangladesh, Brazil và một vài nước khác mở rộng các khoản vay cho các nhóm phụ nữ nghèo để đầu tư vào các doanh nghiệp vi mơ. Đây là loại tín dụng vi mơ dựa trên nhóm đồn kết cho vay, trong đó mỗi thành viên của nhóm bảo lãnh việc trả nợ của tất cả các thành viên. Các chương trình cho vay siêu nhỏ tập trung tín dụng cho các hoạt động tạo thu nhập, trong một số trường hợp kèm theo tiết kiệm bắt buộc và hướng hoạt động cho vay đến người nghèo thường là phụ nữ [13, tr. 3-5].

Tại châu Mỹ La tinh, người ta thường biết đến sự hoạt động của Tổ chức Accion, Banco Ademi, Finca, Prodem. Đây là những tổ chức quốc tế có sự hoạt động trên phạm vi nhiều nước.

Ở khu vực châu Á, tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới, hoạt động của các tổ chức TCVM rất phát triển và thành công. Các mơ hình TCVM thành cơng nhất gồm Grameen Bank của Bangladesh, nhóm tự quản – SHG (Ấn Độ), ngân hàng Bank Rakyat Indonedia – BRI (Indonesia). Đặc biệt với sự thành công ban đầu, đến nay ngân hàng Grameen đã phục vụ cho hơn 4 triệu khách hàng và đã trở thành mơ hình mẫu cho hoạt động TCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Thời gian gần đây, trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp hay cịn gọi là tài chính vi mơ đã phát triển sâu rộng hơn và có những tác động tích cực trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở các nước trên thế giới. Hiện nay, tài chính cho người nghèo khơng chỉ gồm tín dụng mà cịn có tiết kiệm và các dịch vụ tài chính khác, đồng thời sự phát triển của tài chính cho người nghèo cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người về lĩnh vực này và tài chính cho người nghèo đã được xem như là một thành phần thiết yếu trong hệ thống tài chính của các quốc gia.

Bắt đầu từ những năm 1980, hoạt động trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp hay cịn gọi là tài chính vi mơ đã xuất hiện ở Việt Nam và được

triển khai thơng qua các chương trình, dự án do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương tài trợ.

Trong giai đoạn đầu, TCVM hoạt động dựa trên khung pháp lý của Nghị định 177-1999/NĐ-CP. Đến năm 2005, Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ra đời quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức TCVM đã tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý đầu tiên cho hoạt động TCVM. Vào tháng 10 năm 2020, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức TCVM được pháp luật thừa nhận là một tổ chức tín dụng, cung cấp các dịch vụ TCVM, bao gồm: tín dụng quy mơ nhỏ; nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện; một số dịch vụ thanh tốn cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp.

Ngày 12/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 20/2017/QĐ-Ttg quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và một số thơng tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động TCVM tại Việt Nam với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động TCVM ở Việt Nam.

Sau hơn 35 năm hoạt động, TCVM đã được nhìn nhận như một cơng cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống địi nghèo tại Việt Nam. Do đó, xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ hoạt động an tồn, hiệu quả, bền vững,hướng đến phục vụ người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh đã được Chính phủ xây dựng là mục tiêu trọng tâm trong Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tài chính tồn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Có thể tổng hợp quá trình phát triển của trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp hay cịn gọi là tài chính vi mơ tại Việt Nam qua Bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1. Q trình phát triển của tài chính cho người nghèo tại Việt Nam Năm

1989 Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

(HLHPN) phát động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”.

1991 Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) –tổ

chức TCVM đầu tiên được thành lập theo mơ hình Grameen Bank.

1992 Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc Ban Gia đình – Đời sống

củaHLHPN Việt Nam được thành lập.

2004 Thành lập Nhóm cơng tác TCVM Việt Nam (VMFWG).

Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và

2005 hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam được ban hành

– là mốc pháp lý quan trọng tạo ra khung chính sách cho việc chính thức hóa hoạt động TCVM tại Việt Nam.

Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về

2007 việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định

28/2005/NĐ-CP.

2009 Ban Cơng tác tài chính quy mơ nhỏ được thành lập theo Quyết định

số 1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

6/2010 Luật TCTD 2010 ra đời, chính thức cơng nhận các tổ chức TCVM

là một loại hình trong hệ thống TCTD chính thức.

TYM – Tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam được NHNN cấp

8/2010 phép hoạt động TCVM theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP/Nghị

định số 165/2007/NĐ-CP.

Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt nam đến năm 2020. Ban Công tác TCVM được lập theo Quyết định số 381/QĐ-TTg 3/2014

ngày18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

8/2014 Tổ chức TCVM TNHH Thanh Hóa được NHNN cấp phép hoạt động. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 20/2017/QĐ-Ttg ngày 6/2017 12/6/2017 quy định về hoạt động của chương trình, dự án TCVM của

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. 10/2017 Tổ chức TCVM CEP được NHNN cấp phép hoạt động.

Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 của NHNN quy định 2/2018

về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính 01/2020 phủ về việc phê duyệt chiến lược tài chính tồn diện quốc gia đến

năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w