Một số định hướng của Nhà nước và địa phương về văn hóa cơng vụ

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 87)

1.1.4.1 .Khái niệm công chức

3.1. Một số định hướng của Nhà nước và địa phương về văn hóa cơng vụ

cơng vụ của cơng chức

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, minh bạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xã hội ngày càng tốt hơn trong bối cảnh mới, việc xây dựng và nâng cao văn hóa cơng vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước được xác định là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu.

3.1.1. Cải cách hành chính của Nhà nước

Điều 3 của Luật CBCC sửa đổi bổ sung năm 2019 đã quy định các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: “Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát”, “Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ”. Các nguyên tắc này đều xuất phát từ yêu cầu hoạt động công vụ, bảo đảm thẩm quyền phải gắn với chức trách được giao. Điều đó tạo tiền đề và cơ sở nâng cao trách nhiệm của CBCC trong thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, Luật CBCC cũng quy định các nghĩa vụ trong thi hành công vụ của CBCC như: thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo

cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành cơng vụ; giữ gìn đồn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

Liên quan đến đạo đức cơng vụ, CC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ và phải tuân thủ các quy định về văn hóa giao tiếp ở cơng sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân như: phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ (Điều 15, Điều 16, Điều 17).

Đồng thời, CBCC khơng được: trốn tránh trách nhiệm, thối thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo dưới mọi hình thức. Ngồi ra, CBCC cịn khơng được làm một số công việc liên quan đến bí mật nhà nước và liên quan đến các việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 18).

Ngày 05/9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT- TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Chỉ thị đã quy định rõ đối với CBCCVC và người lao động trong thực thi nhiệm vụ, cơng vụ phải tn thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền; nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, khơng để q hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân cơng; khơng đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên

chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người CBCCVC; khơng sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; khơng hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; khơng được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp; CBCCVC và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Ngày 27/12/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847 về việc phê duyệt đề án văn hóa cơng vụ. Mục tiêu của Đề án nhằm góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCCVC; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; phục vụ người dân và xã hội. Thực hành tốt những chuẩn mực, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ của mỗi CBCC sẽ góp phần xây dựng nền hành chính chun nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân, từ đó tác động vào nhận thức, hành động của mỗi CBCC trong việc không ngừng nâng cao đạo đức công vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thực tế, ở Việt Nam hiện nay các chuẩn mực đạo đức công vụ, VHCV trong hoạt động công vụ đã được quy định và không ngừng được bổ sung, hồn thiện thơng qua các đạo luật chuyên ngành như: Luật Cán bộ, công chức năm 2008, (bổ sung 2019), Luật Viên chức năm 2010 (bổ sung 2019), Luật

Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2012,

2018. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013… Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các đạo luật quy định

về chuẩn mực đạo đức công vụ, VHCV trong thực thi công vụ thời gian qua cho thấy, hiệu quả thực tế của các quy định nói trên là rất hạn chế. Trong Báo cáo 10 năm thi hành Luật Phịng, chống tham nhũng của Chính phủ đã đánh giá: “tình trạng vi phạm quy tắc ứng xử trên bình diện cả nước cịn khá phổ

biến; nhiều CBCCVC thậm chí là người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thực hiện; cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm nhiều nơi cịn thiếu chặt chẽ, khơng nghiêm, chưa tạo được ý thức tuân thủ rộng rãi các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành xử của CBCCVC”4.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng vi phạm quy tắc ứng xử có tính phổ biến là ngun nhân về thể chế VHCV còn chung chung, chưa thành hệ thống; tổ chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí khó áp dụng; cơ chế giám sát, kiểm tra và xử lý còn yếu, nguyên nhân từ ý thức tuân thủ VHCV của cán bộ, công chức không tốt. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức thực hành đạo đức công vụ, VHCV chưa thường xun, thậm chí mang tính hình thức.

3.1.2. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh về văn hóa cơng vụ

UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa cơng vụ. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCCVC hiện nay.Để bảo đảm việc triển khai thực hiện đề án văn hóa cơng vụ thiết thực, hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng phân công, giao trách nhiệm cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực nhằm đạt mục tiêu xây dựng phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCCVC trong các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, xã hội.

UBND tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao, cụ thể tới các cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung của đề án nhằm nâng cao nhận thức về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức lối sống cho CC trong thực hiện nhiệm vụ.

3.2. Một số định hướng hồn thiện văn hóa cơng vụ của cơng chức

3.2.1. Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

AC quản lý, lãnh đạo tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh là người đứng ra chịu trách nhiệm cao nhất với nhiệm vụ, chức năng được giao. CC lãnh đạo có vai trị và tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng mơi trường làm việc trong đó có cả xây dựng VHCV. Bộ máy đơn vị hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng của người đứng đầu. Cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vai trò quản lý của chính quyền và vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân trong việc nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc, hành vi trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và đạo đức công vụ đã được quy định ở Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Từng bước đổi mới và cải cách cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở tất cả các khâu, từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá đến việc giải quyết các chế độ, chính sách theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ, theo đúng Luật Cán bộ, công chức.

Đối với công tác xây dựng VHCV, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, người đứng đầu phải luôn là người tiên phong, gương mẫu, là tấm gương điển hình, tiêu biểu trong quá trình điều hành hoạt động của tổ đơn vị mình. Người đứng đầu có nghiêm túc thì cỗ máy mới vận hành tốt, cấp

dưới mới nể phục để noi theo. Lãnh đạo luôn phải trong tâm thế chủ động học hỏi, không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng về VHCV nói chung cũng như văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng cần nghiêm túc thực hiện VHCV trong mọi trường hợp, mọi tình huống tại đơn vị. Một yêu cầu tối quan trọng của người lãnh đạo, vừa là trách nhiệm vừa là thách thức đối với người đứng đầu đó là cân nhắc dùng người sao cho đúng người đúng việc, hiệu quả cao, vì lợi ích tập thể. Sử dụng nhân sự minh bạch, công khai, phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, phát huy được năng lực sở trường sẽ khiến CC trong cơ quan nhất trí, nể phục, khơng có sự nghi kị hay tị nạnh, môi trường làm việc trong cơ quan trở nên dân chủ, khoa học.

Để nâng cao VHCV trong cơ quan, đơn vị, ngồi những hoạt động nâng cao chun mơn, nghiệp vụ, người đứng đầu cần thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoài chun mơn để phổ biến về vai trị, cách thực hiện VHCV.

Phạm trù văn hóa cũng như VHCV là phạm trù lớn, không chỉ thể hiện bằng hành động mà còn ăn sâu vào suy nghĩ của CC. Chính vì vậy, muốn thay đổi hay cải cách nền VHCV khơng thể nóng vội, hấp tấp. Người đứng đầu cần nhẫn nại để quan sát, tìm hiểu để nhận ra những ưu điểm của đơn vị mình đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Từ đó tìm ra biện pháp thay đổi, khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm của cơ quan. Quá trình này khiến VHCV tại các cơ quan chun mơn sẽ được hồn thiện dần theo thời gian.

Một yếu tố nữa mà người lãnh đạo cần chú ý đó là động viên, khuyến khích kịp thời cấp dưới khi hồn thành nhiệm vụ. Đó là động lực để CC tiếp tục phấn đấu, cống hiến vì sự nghiệp đơn vị. Bên cạnh việc để cấp dưới được làm những nhiệm vụ họ cảm thấy phù hợp với khả năng bản thân thì lãnh đạo cũng cần có những lúc “thiết quân luật” để giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Để điều hành tốt phịng, ban, bộ phận hay đơn vị mình người cán bộ, chỉ huy phải

có sự quyết đốn, dân chủ nhưng phải giữ vững lập trường đúng đắn của mình, khơng được lung lay.

3.2.2. Chú trọng cơng tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử phạt

Tất cả mọi cơ quan chuyên môn trong mọi hoạt động đều không thể thiếu khâu kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát không chỉ là một hành động cuối cùng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà là một q trình diễn ra song song với tất cả các hoạt động. Mục đích của cơng tác này là chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của công việc mà cơ quan chuyên mơn đang thực hiện, từ đó có phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng việc. Nhìn từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, VHCV của CC là nội dung nằm trong chương trình cải cách hành chính. Chính vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động này cần phải được lồng ghép nội dung vào hoạt động kiểm tra, giám sát cơng tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện nghiêm túc, tránh việc kiểm tra hình thức, chung chung cho đủ thủ tục. Nếu thực hiện nghiêm túc cơng tác này, CC sẽ có cơ hội nhìn lại cơng việc mình đảm nhận, xem xét những điều đã làm được và rút kinh nghiệm cho những nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức độ chưa cao.

Nhằm tăng cường trách nhiệm và ý thức thực hiện VHCV của công chức, viên chức và người lao động, cấp ủy các cơ quan cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên việc giám sát đội ngũ viên chức, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn, rèn luyện đạo đức, lối sống và phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh kiểm tra định kì theo tháng, q… thì tiến hành kiểm tra đột xuất, khơng báo trước cũng là một hình thức hiệu quả, phản ánh đúng thực tế tại cơ quan chuyên môn. Đối với người đứng đầu, cần kiểm tra quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo

đức trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn, trong quan hệ với đồng nghiệp và Nhân dân. Đồng thời phát huy vai trò giám sát của người dân đối với CC, trong quá trình làm việc với cơng dân. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; xử lý kỷ luật các viên chức, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm, đồng thời có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích, bảo đảm kịp thời, chính xác, cơng khai, minh bạch, cơng bằng. Đồng thời chính sách, chế độ về tiền lương, phụ cấp cần được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng để CC yên tâm làm việc, cống hiến.

Việc thực hiện tốt quy chế Dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, cơng chức, viên chức trong q trình thực thi cơng vụ. Có cơ chế hữu hiệu để người dân được thực hiện quyền giám sát để hạn chế tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ. Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm; phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, cũng như khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w