7. Kết cấu của luận văn
1.1. Nhận thức chungquản lý nhà nước vềđất đai
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước vềđất đai
Một là,đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của tồn dân. Vì vậy, khơng thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho tồn dân mới có tồn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Điều này được quy định trong các bản Hiến pháp từ Hiến pháp 1980, 1992, đến 2013 Điều 17 và Điều 53-54, Điều 4, Luật đất đai 2013[20]: “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”...
Như vậy có thể nói, Đảng và Nhà nước ta có quan điểm nhất quán về nguyên tắc thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và QLNN về đất đai theo địa giới hành chính. Thơng qua việc được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng; người SDĐ được nhà nước tạo điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh, sử dụng...), từ đó họ yên tâm, chủ động đầu tư vào sản xuất. Cùng với các quyền, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất, bảo vệ, bồi bổ đất, bảo vệ môi trường đất theo quy định.
Hai là,đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng. Cùng với các quyền, người sử dụng đất cũng phải có trách nhđai thơng qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể
trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện ở Điều 4, Luật Đất đai 2013 [20] “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất".
Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất vì vậy trước hết phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất.
Mặt khác, đất đai là tài nguyên quốc gia nên nó phải được đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Kết hợp hài hịa ba lợi ích trên có nghĩa là phải chú ý đồng thời cả ba lợi ích, khơng để lợi ích này lấn án hay triệt tiêu lợi ích khác.
Việc đảm bảo hài hịa ba lợi ích được thực hiện thơng qua cơng tác quy hoạch, chính sách tài chính về đất đai, các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng.
Ba là,bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm hiệu quả
Nối về nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai không thể không nhắc đến nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Đây là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai này được thể hiện bằng việc xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao và cơng tác quản lý và giám sát việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Có như vậy, vai trị quản lý nhà nước về đất đai của nhà nước mới được tăng cường, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra.
Bốn là,quản lý đất đai kết hợp giữa ngành và lãnh thổ:
Để việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng đạt được hiệu quả, pháp luật quy định nguyên tắc quản lý có sự kết hợp giữa việc quản lý lãnh thổ và theo ngành. Theo nguyên tắc này, UBND các cấp thống nhất QLNN đối với đất đai trong phạm vi hành chính cấp mình theo đƣờng địa giới hành chính Tỉnh, huyện, xã. UBND các cấp có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các chủ sử dụng đất trong địa giới hành chính của cấp mình và xử lý hoặc kiến nghị xử lý (theo thẩm quyền) nếu chủ sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng (kể cả chủ sử dụng đất là các cơ quan nhà nước cấp trên đóng trên địa bàn đều phải tuân thủ nguyên tắc này).