7. Kết cấu của luận văn
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước vềđất đaitrên địa bàn quậnHoàng
2.5.1. Kết quả đạt được
Quận ủy Hoàng Mai đã nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TU và Chỉ thị số 09-CT/TU.Kịp thời xây dựng, ban hành các chương trình kế hoạch, cơng tác để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB, cấp giấy chứng nhận. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc vận động, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn một cách đồng bộ từ quận đến cơ sở. Qua đó, đã tạo sự đồng thuận của của người dân trong việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai, GPMB.Chủ động thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình, chú trọng cơng tác đối thoại, giải quyết, tháo gỡ, khó khăn vướng mắc gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ công chức trong việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thực hiện các bước quy trình GPMB, cấp giấy chứng nhận. Quan tâm giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của người dân nhất là giải quyết việc làm, thu nhập, ổn định đời sống. Trong quá trình thực hiện Quận ủy UBND quận luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự phối hợp hướng dẫn của các Sở ngành để giải quyết có hiệu quả nhiều dạng hồ sơ tồn đọng vướng mắc.
Cơng tác GPMB được chỉ đạo tập trung, quyết liệt, chủ động xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡvướng mắc khó khăn kết hợp làm tốt cơng tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục đi đôi với thực hiện nghiêm các biện pháp răn đe, giáo dục, xử lý hành chính. Nhiều dự án GPMB (khối lượng phương án lớn) đã hoàn thành đảm bảo tiến độ đề ra như: các dự án trọng điểm KĐT mới Thịnh Liệt,
dự án đường phía Đơng quận giai đoạn I, dự án đường vành đai 3 dưới thấp qua hồ Linh Đàm, đường vành đai 2, Dự án khu đơ thị Hồng Văn Thụ, tuyến đường BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, dự án bệnh viện dã chiến thu dung các bệnh nhân F0 mắc Covid-19...
Cơng tác cấp GCNQSD đất có nhiều chuyển biến, góp phần tăng thu ngân sách, sử dụng đất đúng quy hoạch tạo thuận lợi cho người dân thực hiệc các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật. Thông qua đăng ký đất đai đã xử lý được nhiều dạng hồ sơ đất đai vi phạm tồn đọng từ nhiều năm trước như: đất lấn chiếm, đất khu tập thể tự quản xây dựng sử dụng cơi nới lấn chiếm, vi phạm đất nơng nghiệp tự chuyển mục đích sử dụng, đất khơng có giấy tờ, mua bán trao tay, đất cấp sai thẩm quyền…Người dân hiểu và nắm rõ hơn các thơng tin đất đai, tình trạng pháp lý của thửa đất đang sử dụng, tự ý thức chấp hành pháp luật đất đai, xây dựng, quy hoạch. UBND Thành phố đã thường xuyên ban hành văn bản sửa đổi về cấp GCN: QĐ 37/2015/QĐ-UBND, QĐ 12/2017/QĐ- UBND, QĐ 24/2018/QĐ-UBND đã được UBND quận triển khai thực hiện và áp dụng kịp thời. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục được điều chỉnh, sửa đổi để tháo gỡ xử lý thêm các dạng hồ sơ có vướng mắc, nhất là dạng hồ sơ có vi phạm sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 đang chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số chưa được cấp GCN
2.5.2. Những hạn chế
-Công tác chỉnh lý, bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai chưa được thực hiện một cách đày đủ dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp thơng tin địa chính, cho các đối tượng, cho các mục đích đặc biệt là cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân.
- Việc khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, đặc biệt là với đất cơng ích.
- Tỷ lệ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cịn có những hạn chế đáng kể.
-Tình hình giao đất và đấu giá quyền sử dụng đất tiến độ còn chậm đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu – chi ngân sách về tiền sử dụng đất và hạn chế tốc độ đàu tư thực hiện các dự án.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại đất còn chậm so với nhu cầu của tổ chức và Nhân dân.
-Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo cịn phát sinh phức tạp.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
*Khách quan:
- Hệ thống pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập (VD: Những khó khăn liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó tồn bộ những trường hợp như lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích.... đều phải xử lý vi phạm bằng các hình thức như: phạt tiền, khơi phục lại tình trạng ban đầu, nộp lại số lợi thu được bất hợp pháp... Tuy nhiên việc lập hồ sơ vi phạm, xác định thời điểm vi phạm, lập biên bản, đối tượng xử phạt cịn gặp nhiều khó khăn do người dân khơng đồng thuận hoặc đa phần đã chuyển nhượng cho chủ sử dụng đất khác. Chủ sử dụng mới chỉ là mua lại phần nhà, đất đã bị vi phạm từ trước. Do đó cần hướng dẫn thống nhất thực hiện giữa Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về cấp GCN đối với các trường hợp vi phạm với Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Biện pháp khắc phục hậu qua: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do vi phạm. Hiện nay hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phần nhiều rơi vào trường hợp này) và thay đổi liên tục.
- Cơ sở dữ liệu (CSDL ) về đất đai còn thiếu và kém đồng bộ. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mới chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng CSDL địa chính, mà chưa chú ý đến các thành phân khác (Như nguồn gốc, biến động, …). Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang tập trung triển khai Dự án tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý đất đai, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu đất đai từ thành phố đến cấp cơ sở, để làm cơ sở thực hiện lập hồ sơ quản lý đất
đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay Dự án này chưa xong nên việc khai thác cơ sở dữ liệu cũng cịn hạn chế.
Đồng thời do khơng thuộc dự án VLAP, nên mặc dù rằng thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, đường truyền kết nối…) cũng đã được đầu tư đảm bảo yêu cầu cơ bản cho công tác quản lý, vận hành CSDL đất đai theo mơ hình tập trung cấp huyện, nhưng các thiết bị chỉ đủ khả năng để lưu trữ các CSDL chuyên đề (CSDL đất lúa, CSDL bản đồ hiện trạng sử dụng đất...) và vận hành một số ứng dụng phần mềm như trang web của Tổng cục Quản lý đất đai, phần mềm chạy thử nghiệm Dự án VIETLIS bên cạnh đó là việc thiếu các trang thiết bị khác cần thiết như: máy quét, máy chiếu, máy đo đạc, máy GPS và tiến độ số hóa, biên tập và cập nhật vào hệ thống CSDL.
-Đặc biệt do tính chất đặc thù của một Quận vừa là đơn vị hành chính đơ thị (Đất đai manh mún, lịch sử sử dụng phức tạp, tồn tại nhiều tranh chấp, nhiều thửa đất khơng xác định được nguồn gốc, tình trạng nhiều khu nhà tập thể sở hữu nhà nước và khu tập thể đơn lẻ tự quản mở rộng diện tích cơi nới, lấn chiếm …) vừa là một đơn vị hành chính ven đơ (Nhiều phường vẫn có đất xen canh, xen cư; nhiều giao dịch đất đai chỉ bằng giấy tờ viết tay, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất; có trường hợp qua nhiều chủ sử dụng, nhiều thửa đất sử dụng khơng có giấy tờ, nhiều trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, giao đất khơng đúng thẩm quyền diễn ra từ những giai đoạn trước…). Nhiều thửa đất gốc có nhiều mục đích sử dụng đất (ở, vườn, ao, nơng nghiệp, lấn chiếm…), khơng có ranh giới sử dụng giữa các loại đất, đến nay đã chia tách, chuyển nhượng cho nhiều chủ sử dụng, hiện trạng đều đã sử dụng vào mục đích để ở, các chủ hiện nay khơng thống nhất thỏa thuận, phân chia nghĩa vụ tài chính đối với phần đất vi phạm, phần đất vượt hạn mức, trong đó có trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây ( theo Luật 1993, 2003 ) mà khơng thu nghĩa vụ tài chính gây rất nhiều khó khăn trong xác lập quyền sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Một số dự án kéo dài qua nhiều năm dẫn tới chính sách bồi thường, tái định cư, đơn giá bồi thường có sự thay đổi dẫn đến sự phối hợp, đồng thuận của nhân dân chưa cao làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.
*Chủ quan:
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được thường xuyên, hiệu quả thấp.
-Biên chế cán bộ, công chức của phịng chun mơn, TTPTQĐ và các phường còn thiếu chưa đáp ứng với yêu cầu khối lượng công việc quản lý đất đai, TNMT, GPMB trong điều kiện quận địa bàn rộng, cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ quản lý đất đai, xử lý vi phạm đất công, đất nông nghiệp, giải quyết đơn thư, tranh chấp khiếu kiện, thực hiện GPMB nhiều dự án.
-Năng lực và trách nhiệm của một số ít cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, khi gặp các hồ sơ khó, nguồn gốc phức tạp còn lúng túng, chất lượng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu thẩm định nguồn gốc đất, còn vướng mắc và hạn chế khi tham mưu đề xuất các biện pháp thực hiện GPMB, xử lý vi phạm trước khi cấp GCN, chế độ áp dụng thu nghĩa vụ tài chính…
-Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, thiếu sự kết nối với các quy hoạch các ngành, các cấp.
Tiểu kết chương 2
Tác giả đã thu thập, phân tích về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đaicủa quận từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn.
Tác giả đặc biệt đi sâu phân tích thực trạng đất đai; Thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về đất đai trên trường địa bàn quậnbao gồm:
i/ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
ii/ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
iii/ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
iv/ Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
v/ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
vi/ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
vii/ Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đaivà xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Viii/ Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai.
ix/ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai.
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm,phương hướng quản lý và sử dụng đất đai
3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai
Trước yêu cầu của quá trình phát triển, hội nhập và hợp tác quốc tế và những thách thức của q trình suy thối và cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ 13 đã đặt ra u cầu cần phải“Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên” [10]. Đồng thời để đạt được mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao chúng ta phải thực hiện một số đột phá chiến lược, trong đó có “ huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai” [10].Tiếp theo đó, tại Hội nghị TW5, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" trên quan điểm:
“Một là,đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm
giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của tồn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, mơi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm ưa, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Hai là, Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; khơng điều chỉnh lại đất nơng nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nơng nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Ba là, Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hố cơng tác quản lý, dịch vụ cơng về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất. Nâng cao vai trò và năng lực các cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch tốn đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý với tầm nhìn dài hạn, hài hịa lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phịng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi