Các yếu tố ảnh hưởng đến công tácquản lý nhà nước vềđất đai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Nhận thức chungquản lý nhà nước vềđất đai

1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tácquản lý nhà nước vềđất đai

Một là,hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đất đai

Pháp luật đất đai có vai trị quan trọng đối với hoạt động quản lý nói chung, đất đai nói riêng. Bởi vì đường lối của Đảng không thể thực hiện đượcnếu đường lối đó khơng được nhà nuớc thể chế thành pháp luật và các chínhsách của Chính phủ để thực hiện việc quản lý điều hành.

Hiến pháp năm 2013 Điều 2 khẳng định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam

vìnhân dân... Quyền lực nhà nước là thơng nhất, có sự phân cơng, phối hợp,kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp”[20].Nhà nước không thể tổ chức thực hiện

đường lối của Đảng và quản lýxã hội một cách có hiệu quả nếu khơng thực hiên quản lý bằng pháp luật, cácquyền tự do dân chủ của cơng dân khơng thể thực hiện nếu khơng có phápluật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyềncủa dân, do dân và vì dân.

Chính vì thế cho nên pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến cơng tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuân lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vướng mắc trở ngại nào nếu như văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể.

Chính sách, pháp luật đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ cấu kinh tế hàng hố nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai địi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo nênmột môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển,tạo cơ hội cho mọi người làm ăn sinh sống theo pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo điều kiện để nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tế thị trường, pháp luật cịn là cơng cụ để nhà nước kiểm tra các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật cịn xác lập, củng cố và hồn thiện những cơ sởpháp lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đainhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, thực tếhệ thống pháp luật đất đai hiện nay vẫn cịn có nhữngsố hạn chế nhất định, ví dụ quy định Nhà nước thu hồi vì mục đích cơng cộng,an ninh,

quốc phịng, quy định về giá đất… vì thế khi áp dụng đã làm giảmhiệu lực của cơ quan nhà nước khi phát triển kinh tế thị trường không thể tồntại nhiều giá đất và thẩm quyền quá lớn của chính quyền khi thu hồi đất, từ đónảy sinh tình

nại, khiếu kiện vơcùng phức tạp. Mặt khác, pháp luật đất đai được xây dựng trong điều kiệnkinh tế đang từng bước hồn thiện, chưa lường trước được sự chuyển biến tình hình vì vậy luật cịn quy định chung chung, mặt khác việc hướng dẫn thực hiện luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túngtrong việc thi hành bởi vậy hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai vẫn cịn thấp.Từ đó ta có thể thấy nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến cơng tác quản lýđất đai. Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý.

Chính sách về đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội, lợi ích của Nhà nước, người đầu tư, người sử dụng đất, trong đó có cả hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước.Nếu cơ chế chính sách phù hợp với thực tế, đảm bảo cơng bằng, dễ hiểu, dễ áp dụng, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, tố chức, cá nhân thì sẽ giảm áp lực cho hoạt động quản lý đất đai.

Từ những dẫn chứng trên cho thấy chính sách, pháp luật đất đai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý đất đai. Để thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thì cần phải nghiên cứu đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp, khoa học, cụ thể, công bằng, rõ ràng, minh bạch.

Hai là,năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp

Năng lực của đội ngũ quản lý các cấp về đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đất đai bởi lẽ việc thực thi pháp luật cần hiểu đúng hiểu rõ và cách vận dụng phải linh hoạt áp dụng vào thực tế để giải quyết các vụ việc đúng theo Pháp Luật. Không những vậy thái độ phục vụ của cán bộ đối với nhân đân tốt tạo lòng tin với Đảng và Nhà nước, giúp ổn định định an ninh chính trị, phát triển kinh tế tại địa phương.

Để công tác chuyên môn của chuyên viên, công chức quản lý đất đai được thược hiện tốt thì trang thiết bị cần phải được trang bị đầy đủ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai, Hướng dẫn cụ thể cho người dân về những khu vực thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phép xây dựng như thế nào hay không được xây dựng.

Ba là,sự phối hợp giữa các cơ quan

Sự phối hợp của các cơ quan, cấp hành chính trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì khơng có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hồn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Trong hoạt động quản lý đất ở cần có sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan chủ quản với các cơ quan hữu quan và giữa các cán bộ, công chức trong cùng cơ quan với nhau. Nội dung của sự phối hợp quản lý này bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung.

Bốn là,ý thức của người sử dụng đất

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước tác động rất lớn đến quản lý và sử dụng đất. Nhu cầu về đất đối với người dân cũng tăng nhanh với tư tưởng “ Nhà cao, cửa rộng”, “ phải có tấc đất cắm dùi”, hay khi lập gia đình cho con cái cần có mảnh đất xây nhà cho con ở riêng khiến cho việc tích đất của các người dân càng nhiều. Diện tích đất ở càng ngày thu hẹp, giá đất ở tại các khu đô thị, thị trấn ngày càng tăng cao.

Ý thức và nhận thức người dân quyết định trực tiếp việc chấp hành pháp luật về đất đai. Bởi tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch sử dụng đất, lấn chiếm đất công vẫn diễn ra tại một số nơi gây bức xúc cho đại bộ phận những người nghiêm túc chấp hành pháp luật. Khi vùng được quy hoạch người dân mặc định là được công nhận tự ý xây dựng và tự chuyển đổi mục đích theo hướng quy hoạch mà chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì vậy ảnh hướng đến quản lý đất đai tại địa phương.

Năm là,công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai giữ vị trí, vai trị hết sức quan trọng để đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống xã hội, đây là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa

hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật để đưa các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhằm xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật làm cho nhân dân, cán bộ, công chức thực hiện nghiêm pháp luật.

Phổ biến Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành để người sử dụng đất nắm được các quy định cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, hạn chế các vi phạm pháp luật về đất đai. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

Sáy là, yếu tố công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi về chất của mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước. Nhờ có các thành tựu về cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ viễn thám, điện tốn đám mây, ... mà nhà nước có thể xây dựng được cơ sở dữ liệu về đất đai (diện tích, phân bố, đặc điểm, nguồn gốc, ...), vận hành và khai thác nó làm cho việc quản lý được nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w