Chất lượng đội ngũ giáoviên tiểu học

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chất lượng đội ngũ giáoviên tiểu học

1.2.1. Chất lượng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

1.2.1.1. Chất lượng

“Chất lượng” là một khái niệm khá quen thuộc nhưng cũng là một phạm trù tương đối phức tạp, có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng.

Theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402:2000 “Chất lượng là tồn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho

thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được cơng bố hay cịn tiềm ẩn”. Ở Việt Nam, Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất

bản Đà Nẵng, năm 2010: Chất lượng (danh từ) là: “Cái tạo nên phẩm chất,

giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”. [64, tr.44].

Một định nghĩa khác “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [36]. Ý nghĩa thực tế của định nghĩa này là ở chỗ xem xét chất lượng gắn với yêu cầu phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu ở đây hiểu rộng ra là bao gồm sứ mệnh, các mục đích; sự phù hợp với mục tiêu cịn là sự đáp ứng mong muốn của những người quan tâm là đạt được hay vượt qua tiêu chuẩn đặt ra.

15

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy: mặc dù chất lượng là cái tạo ra phẩm chất, giá trị, song khi xem xét về chất lượng thì cần căn cứ phẩm chất, giá trị do nó tạo ra. Đó cũng là cơ sở cho việc đo lường chất lượng.

Như vậy, chất lượng là mặt phản ánh vô cùng quan trọng của sự vật, hiện tượng và quá trình biến đổi của thế giới khách quan. Thực tiễn cho thấy, chất lượng của cá nhân là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ, khoa học, chun mơn nghề nghiệp, đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực; ln gắn bó với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cách tích cực vào q trình phát triển KT-XH.

1.2.1.2. Chất lượng giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Qua tìm hiểu nội hàm các khái niệm nêu trên, để xác định chất lượng của một cá nhân trong lĩnh vực cơng vụ thì ngồi phẩm chất, giá trị của chính bản thân con người đó, cịn cần một yếu tố nữa đó là sự đánh giá của xã hội. Hay nói cách khác, phẩm chất, giá trị đó có đáp ứng yêu cầu của xã hội hay khơng. Chính vì vậy, khi nói đến chất lượng giáo viên là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực thể hiện khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.

Như vậy, chất lượng đội ngũ GVTH thể hiện ở phẩm chất (bao gồm: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp), năng lực chuyên môn và kết quả công tác của các giáo viên trong tập thể sư phạm. Chất lượng ĐNGV có đáp ứng được u cầu hay khơng, phụ thuộc rất nhiều vào quy mô số lượng đội ngũ, sự đồng bộ về cơ cấu đội ngũ, phẩm chất và năng lực của mỗi giáo viên trong đội ngũ.

Từ những phân tích trên đây, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ

giáo viên tiểu học là một hệ thống tổng hợp những giá trị được thể hiện qua các yếu tố về tư tưởng chính trị, phẩm chất nhà giáo, trình độ, kỹ năng , kinh

16

nghiệm, tinh thần - thái độ cơng tác và kết quả hồn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh của tập thể giáo viên trong các nhà trường tiểu học.

1.2.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu, tiêu chí đảm bảo cho con người thực hiện một công việc nhất định. Theo Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy định

chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”, chuẩn nghề nghiệp

giáo viên bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí, có thể khái qt như sau [10]:

- Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo: Yêu cầu giáo viên thể hiện sự tuân

thủ các quy định và rèn luyện đạo đức; hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện và tạo dựng phong cách nhà giáo. Bao gồm 2 tiêu chí: Đạo đức, phong cách nhà giáo.

- Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Tiêu chuẩn này gồm 5 tiêu chí: Phát triển chun mơn bản thân; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục; Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Tư vấn và hỗ trợ học sinh.

- Tiêu chuẩn 3. Về xây dựng mơi trường giáo dục. Gồm 3 tiêu chí: Xây

dựng văn hóa trường học; Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường; Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường.

- Tiêu chuẩn 4. Phát triển quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Tiêu chuẩn gồm các tiêu chí: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với phụ huynh học sinh và các bên liên quan; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Tiêu chuẩn 5. Về việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Để đạt tiêu chuẩn này, giáo viên cần đáp ứng những tiêu chí

sau: Có thể sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; Ứng dụng công nghệ thông

17

tin, sử dụng tốt thiết bị dạy học.

Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được đánh giá theo 3 mức: “Đạt”; mức “Khá” và mức “Tốt”.

Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản GVTH cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của GDTH ở từng giai đoạn. Với GVTH, khi áp dụng chuẩn để tự đánh giá trình độ chun mơn, nghiệp vụ của mình, họ sẽ tự xác định được các yêu cầu về đạo đức, phẩm chất, những kiến thức và kỹ năng cần được tiếp tục rèn luyện, nâng cao. Với các cấp quản lý, sử dụng chuẩn GV giúp đánh giá đúng năng lực đội ngũ của mình, đề ra được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp lại đội ngũ đó một cách hợp lý.

Như vậy, chuẩn nghề nghiệp là công cụ, là căn cứ để giúp cho giáo viên và các nhà quản lý biết được những gì cần làm trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, GVTH nói riêng một cách hiệu quả.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Đánh giá chất lượng đội ngũ GVTH chủ yếu là dựa trên các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn cũng như kết quả công tác người giáo viên đạt được. Những tiêu chí đánh giá chủ yếu là:

1.2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo

Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà giáo là nhận thức của giáo viên thể hiện ở sự hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, hiểu rõ vai trị, nhiệm vụ của người giáo viên. Đạo đức của người giáo viên thể hiện là sự liêm chính, chí cơng vơ tư, trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; có tinh thần đồn kết, xây dựng nhà trường.

Người GVTH phải ý thức sâu sắc mình là nhà giáo dục, giáo dục trẻ em bằng chính nhân cách của mình. Do đó, phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ

18

cơng dân, có lối sống lành mạnh, u nghề và hết lịng vì học sinh; là tấm gương cho học sinh noi theo.

+ Đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà

giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong cơng tác; hoàn thành nhiệm vụ được giao và phối hợp, tạo điều kiện cho đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động được nhà trường phân cơng; khơng lợi dụng chức trách vì mục đích vụ lợi; được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.

+ Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp

với bản sắc văn hóa dân tộc và mơi trường giáo dục; sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung; có tác phong làm việc khoa học.

+ Giao tiếp và ứng xử: Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử

công bằng với học sinh; gần gũi, tơn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và giúp đỡ giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Hợp tác và tơn trọng phụ huynh học sinh; Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh.

+ Học tập, bồi dưỡng: Tu dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm

chất đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáoviên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao

phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chun mơn.

1.2.2.2. Trình độ đào tạo chun mơn - nghiệp vụ

Trình độ chun mơn phản ánh mức độ về tri thức, kiến thức của một lĩnh vực mà cá nhân có được thơng qua q trình học tập, đào tạo trong các trường thuộc hệ thống giáo dục - đào tạo của quốc gia, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Văn bằng, chứng chỉ là một trong những cơ sở để xem xét

19

trình độ kiến thức, chun mơn - nghiệp vụ của một người đã được đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, văn bằng, chứng chỉ chỉ có ý nghĩa khi người đó biết vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công vụ, thể hiện qua hiệu quả thực hiện cơng tác của cá nhân đó.

Trình độ chun mơn - nghiệp vụ của giáo viên là trình độ được đào tạo, có văn bằng phù hợp với yêu cầu của công việc. Các lĩnh vực chủ yếu để đánh giá trình độ kiến thức, chun mơn của người giáo viên bao gồm: Học vấn, trình độ đào tạo về chun mơn - nghiệp vụ sư phạm, trình độ nghiệp vụ được bồi dưỡng theo chương trình quy định (Chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng giáo viên); trình độ tin học, ngoại ngữ (hoặc tiếng DTTS). Hiện nay, khi Luật Giáo dục 2019 đã có hiệu lực, GVTH cần phải có trình độ từ tốt nghiệp đại học Sư phạm (hoặc tốt nghiệp đại học khác có chun mơn phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) trở lên.

Các tiêu chí về trình độ chun mơn - nghiệp vụ sẽ là cơ sở để giáo viên tự đánh giá; xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực của mình. Đây cũng là các tiêu chí để các cấp quản lý đánh giá và có kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

1.2.2.3. Kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục

- Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh

giá chất lượng giáo viên, phản ánh tính chuyên nghiệp của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ. Bao gồm những kỹ năng chủ yếu như:

+ Kỹ năng sư phạm (giảng dạy, giáo dục): Đối với GVTH, ngồi

trình

độ đào tạo chun mơn-nghiệp vụ thì cần thiết phải có các kỹ năng tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu đào tạo và đối tượng học sinh tiểu học. Cụ thể là kỹ năng vận dụng các phương pháp; kỹ năng truyền đạt; kỹ năng viết bảng; kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ, phương tiện dạy học;

kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục; kỹ năng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học… GVTH có kỹ năng sư phạm tốt sẽ là người thấu hiểu học sinh, GVTH không chỉ là người thầy mà cịn đóng vai trị là người chia sẻ, gần gũi giúp học sinh vượt qua khó khăn, khúc mắc.

+ Các kỹ năng chủ nhiệm lớp, xử lý tình huống sư phạm, kỹ năng

phối hợp và làm việc nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, làm việc với phụ huynh học

sinh.

- Kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục: Kinh nghiệm giáo viên có được

sẽ góp phần hình thành khả năng, mức độ thành thạo, nhuần nhuyễn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cơng việc. Tuổi trẻ có lợi thế là nhạy bén tiếp cận cái mới (nhất là về khoa học chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ); đam mê cơng việc, khơng ngại khó, có ý thức cầu tiến… Tuy nhiên trên thực tế, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ giáo viên còn chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm họ có được qua q trình từng trải của mình.

Kinh nghiệm của GVTH là sản phẩm của tư duy kết hợp với việc trải nghiệm thực tiễn GDTH, không chỉ thể hiện qua q trình cơng tác mà cịn là vốn hiểu biết văn hóa - xã hội để giao tiếp, ứng xử, tiến hành cơng tác giáo dục có kết quả. GVTH có kinh nghiệm là người có khả năng phối hợp, hỗ trợ đồng nghiệp đạt kết quả tốt trong hoạt động giảng dạy, giáo dục.

1.2.2.4. Thái độ, tác phong, phong cách nhà giáo

Thái độ, phong cách, luôn gắn liền với cuộc sống, được biểu hiện rõ nhất qua giao tiếp, ứng xử, ý thức kỷ luật cùng với tinh trách nhiệm của giáo viên. Tố chất của giáo viên còn thể hiện ở tinh thần phối hợp trong công tác và thái độ phục vụ học sinh, giao tiếp - ứng xử và hợp tác với phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư.

Thái độ, tác phong, phong cách nhà giáo còn là sự tận tâm với học sinh; ăn mặc chỉnh chu, lời nói đúng mực, quan hệ tốt với đồng nghiệp; phương pháp làm việc khoa học, đúng nguyên tắc; có tinh thần trách nhiệm; lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng u cầu của văn hóa cơng vụ.

1.2.2.5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục học sinh

Các tiêu chí đánh chất lượng đội ngũ GVTH và hiệu quả giáo dục học sinh cũng như kết quả đánh giá - xếp loại giáo viên cuối năm học có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất.

Đánh giá kết quả học tập là một phần khơng thể thiếu của q trình dạy và học. Kết quả học tập của học sinh được hình thành và chịu tác động từ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học như: việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh, vấn đề quản lý giáo dục, các dịch vụ giáo dục, ảnh hưởng của gia đình và xã hội tới quá trình giáo dục, dạy học... Vì vậy, kết quả học tập của học sinh là sự phản ánh chủ yếu nhất về chất lượng giảng dạy của giáo viên và môi trường học tập của nhà trường.

Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của GVTH chủ yếu là kết quả về số học sinh lên lớp, duy trì sĩ số và các tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình, tốt nghiệp cấp tiểu học. Đó là chính là sản phẩm của người GVTH qua q trình cơng tác giảng dạy, giáo dục.

1.2.2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá - xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức giáo dục (giáo viên) cuối năm học

Theo quy định thì CBCCVC qua một năm cơng tác đều phải đánh giá - xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuối năm. Việc đánh giá - xếp loại CBCCVC được thực hiện theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC [24]. Trong đó, tiêu chí xếp loại viên chức được phân thành các mức: “Hoàn thành xuất sắc

22

nhiệm vụ”; “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; “Hoàn thành nhiệm vụ” và “Khơng hồn thành nhiệm vụ”. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 38)

w