Các nguyên nhân góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Các nguyên nhân góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên

viên tiểu học tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Cơng tác tuyển dụng, bố trí - sử dụng giáo viên tiểu học

2.3.1.1. Công tác tuyển dụng

Trên địa bàn trong những năm vừa qua, chỉ tiến hành tuyển dụng viên chức năm học 2020 - 2021 với 87 chỉ tiêu cho cấp GDTH. Trong đó, đại học chiếm 64,4%; trình độ cao đẳng 23% và trình độ trung cấp 12,6%.

Cơng tác tuyển dụng giáo viên của huyện Krông Bông trong năm 2020 được thực hiện đảm bảo đúng theo quy định về tuyển dụng viên chức tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/ 2018 của Chính phủ và Thơng tư số 03/2019/TT-BNV, ngày 14/05/2019 của Bộ Nội vụ. Việc tổ chức tuyển dụng viên chức cơ bản được thực hiện nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, có tính cạnh tranh và đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, huyện đã lựa chọn được những người có đủ trình độ chun mơn theo u cầu, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm cần tuyển dụng cho các nhà trường.

2.3.1.2. Cơng tác bố trí - sử dụng

Qua kết quả khảo sát cho thấy, có 66% ý kiến đánh giá về cơng tác bố trí - sử dụng GVTH trên địa bàn huyện tương đối hợp lý, cơ bản đảm tính cơng khai, nghiêm túc và khách quan.

Nhìn chung, việc bố trí - sử dụng đội ngũ GVTH trên địa bàn huyện đúng người, đúng việc - phù hợp với trình độ chun mơn - nghiệp vụ; ít có những biểu hiện tiêu cực, thiếu khách quan và công bằng.

2.3.2. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học

Hiệu quả công tác của giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó những chế độ, chính sách đãi ngộ là yếu tố rất quan trọng. Do đó, huyện Krơng Bơng ln có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngành Giáo dục huyện nói chung và cấp GDTH học nói riêng.

Theo Điều lệ Trường Tiểu học thì GVTH sẽ được hưởng các chế độ, chính sách như tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác; thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; bảo vệ nhân phẩm, sức khỏe, hưởng quyền lợi vật chất, tinh thần; tự chủ thực hiện chuyên môn; đực tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn; khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2020 vừa qua, huyện Krông Bông đã thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ GVTH khá đầy đủ, kịp thời. Trong đó, một số chính sách dành cho CBCCVC nói chung và giáo viên cơng tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn cũng được triển khai trên địa bàn huyện như Nghị định 116/2010/NÐ-CP và Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với CBCCVC, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều KT-XH đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ QLGD cơng tác ở trường chuyên biệt…

53

Tổng hợp ý kiến qua khảo sát một số cán bộ QLGD về chế độ, chính sách, kết quả cho thấy: có 58% ý kiến đánh giá khá tốt; 14% ý kiến đánh giá tốt; có 26% ý kiến đánh giá ở mức bình thường và 2% cho rằng chế độ, chính sách của giáo viên chưa được tốt. Bên cạnh đó, ý kiến khảo sát trong đội ngũ GVTH thì có đến 64% ý kiến lựa chọn việc giải quyết chế độ, chính hiện nay là đầy đủ và 36% ý kiến cho rằng rất đầy đủ.

Tuy nhiên, ngồi những chính sách chung theo quy định hiện hành và chính sách đặc thù cho giáo viên cơng tác tại các vùng khó khăn thì tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krơng Bơng nói riêng vẫn chưa có chính sách nào thêm dành cho giáo viên vùng khó khăn, hay chế độ đặc thù đối với giáo viên vùng DTTS (Ví dụ: Tạo điều kiện về đất ở, đầu tư nhà công vụ cho giáo viên

ở các xã vùng sâu; chế độ khen thưởng, hỗ trợ giáo viên tham gia đào tạo,

bồi dưỡng nâng cao chuyên môn - nghiệp vụ…).

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Xác định việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVTH là khâu quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, huyện cũng đã quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đối với các giáo viên, cán bộ quản lý cấp tiểu học. Chỉ đạo sát sao các trường nhằm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Trên cơ sở đó, từ khi triển khai - thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, tiếp tục thực hiện các nội dung trong Nghị quyết Đại hội Đảng của tỉnh và của huyện Krông Bông về phát triển giáo dục, ngành GD&ĐT huyện Krông Bông đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm triển khai các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

54

Bảng 2.9: Kết quả bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ giáo viên tiểu học

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

BD chuyên môn thường xuyên BD tiếng Anh

BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp BD về quản lý giáo dục

Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Krơng Bơng năm 2021

Tổng hợp về kết quả bồi dưỡng, tập huấn GVTH trên địa bàn huyện Krông Bông qua Bảng 2.9 trên đây cho thấy: Hiện nay huyện Krông Bông đã ngày càng quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên việc bồi dưỡng cho đội ngũ GVTH chỉ mới tập trung các nội dung bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, chưa chú trọng đúng mức việc đào tạo bồi dưỡng để chuẩn hóa, nâng chuẩn và thăng hạng giáo viên; các lớp bồi dưỡng kỹ năng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng về tiếng DTTS chưa nhiều.

Luận văn đã tiến hành khảo sát một số CBQLGD và GVTH, kết quả thu thập ý kiến đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở mức đáp ứng tốt là 60%. Ngoài ra, ý kiến đánh giá chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng ở mức đánh giá tốt chiếm khoảng 56%; phần lớn ý kiến cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay tương đối thiết thực, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ GVTH.

Qua phân tích thực trạng của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH ta thấy được mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm hơn; tuy nhiên rất cần chú trọng đến việc đào tạo để nâng chuẩn giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (theo chuẩn mới, Krơng Bơng chỉ mới có 49,4%

55

GVTH đạt chuẩn); huyện Krơng Bơng cần chú trọng hơn nữa các nội dung bồi dưỡng có tính đặc thù của địa phương như các lớp học tiếng dân tộc, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các GVTH người DTTS và GVTH giảng dạy tại các trường có đơng học sinh DTTS (huyện có trên 50% học sinh DTTS). Việc tự bồi dưỡng cịn chưa nhiều, chính sách cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng hay những giáo viên tự học nâng chuẩn sự chưa được quan tâm.

2.3.4. Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học

Hiệu quả công tác của đội ngũ GVTH phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc tạo động lực làm việc trên cơ sở thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện làm việc tốt… là điều kiện giúp người giáo viên có thể tồn tâm, tồn ý trong cơng tác dạy học.

Đối với các trường tiểu học thuộc các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (như các trường Tiểu học Yang Reh; Tiểu học Cư Đrăm; Tiểu học Yang Hăn, Tiểu học Yang Mao; Tiểu học Nhân Giang…) thì ngồi các chế độ lương theo ngạch bậc, chức vụ, chức danh theo quy định thì giáo viên được hưởng các chế độ thu hút, phụ cấp lâu năm theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/10/2019 (Trước đây là Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 và Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ).

Từ kết quả khảo sát GVTH đánh giá về mức độ hài lịng đối với chính sách tạo động lực cho thấy: có 80,1% ý kiến đánh giá là hài lịng với việc nhà trường đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên theo đúng quy định. Đối với việc tạo điều kiện tham gia và có chính sách hỗ trợ cho giáo viên nâng cao chun mơn nghiệp vụ: có 35,9% ý kiến đánh giá là hài lịng; có 47,6% ý kiến đánh giá ít hài lịng.

Về chính sách khen thưởng cho giáo viên có thành tích tốt trong giảng dạy và cơng tác thì có 79,1% ý kiến đánh giá là hài lịng; ở chỉ tiêu này có

56

1,5% ý kiến đánh giá ít hài lịng và 0,5% ý kiến đánh giá khơng hài lịng. Về mức độ cơng bằng trong cơ hội thăng tiến: có 82,5% ý kiến của người được hỏi đánh giá là hài lịng; 1,5% ý kiến ít hài lịng và 0,5% ý kiến chưa hài lòng (xem Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ hài lòng về việc tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học huyện Krông Bông

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Nhà trường đảm bảo chế độ, chính sách cho GV đúng quy định

Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ GV nâng cao chun mơn nghiệp vụ

Chính sách khen thưởng GV có thành tích tốt trong giảng dạy, công tác

Mức độ công bằng trong cơ hội thăng tiến

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Qua đó, có thể thấy rằng: việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ GVTH thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn đối với các giáo viên cịn hạn chế. Vì vậy, trên thực tế, có khơng ít GVTH trên địa bàn huyện có hồn cảnh khó khăn, giáo viên người DTTS ít có điều kiện trong việc tham gia bồi dưỡng, tự học để nâng cao trình độ.

2.3.5. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên

2.3.5.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

Trong việc thực hiện chức năng kiểm tra - kiểm soát của QLNN, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDTH; giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GDTH là rất quan trọng.

Theo Luật Thanh tra 2010 và Nghị định 42/2013/ NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, các cơ quan thanh tra giáo dục gồm: Thanh tra Sở GD&ĐT; Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, Thanh tra Nhà nước cấp huyện thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi QLNN về GDTH nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực GDTH.

Những năm gần đây, Sở GD&ĐT và Phịng GD&ĐT đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới công tác thanh tra theo hướng tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính đối với hệ thống trường tiểu học theo Thơng tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động thanh tra đã cơ bản chuyển từ tính chất thanh tra tồn diện trước đây sang tập trung một số nội dung và yêu cầu chủ yếu, hướng trọng tâm vào thanh tra quản lý. Việc thanh tra toàn diện giáo viên đã được giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường tiểu học theo chức năng trực tiếp quản lý đội ngũ. Tuy nhiên, qua thực tiễn những năm gần đây, so với u cầu, cơng tác thanh tra đối với GDTH có chưa được thực hiện đồng bộ và cịn khơng ít khó khăn, lúng túng. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT chưa nhiều do nhân sự của Thanh tra Sở cịn ít trong khi số lượng các trường tiểu học trong toàn tỉnh khá lớn; Mặt khác Phịng GD&ĐT khơng cịn chức năng thanh tra.

58

Theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP, Phịng GD&ĐT khơng cịn chức năng tiến hành thanh tra độc lập, chủ yếu là tăng cường kiểm tra, phối hợp Thanh tra Sở GD&ĐT để thanh tra chuyên ngành, phối hợp với Thanh tra Nhà nước cấp huyện tiến hành thanh tra hành chính đối với hệ thống trường tiểu học. Nhưng việc thực hiện u cầu này vẫn cịn khơng ít bất cập, nhất là về nhân sự QLNN về GDTH tại Phòng GD&ĐT; một số đơn vị chưa thật chủ động trong việc thực hiện chức năng điều phối, tham mưu và phối hợp. Mặt khác, sự tham gia của Thanh tra Nhà nước huyện cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng thanh tra của ngành và của địa phương chưa thường xuyên, có mặt thiếu đồng bộ.

Trong năm học 2020 - 2021, Phịng GD&ĐT huyện Krơng Bơng đã thực hiện khá tốt công tác kiểm tra các mặt hoạt động, kiểm tra theo chuyên đề đối với các trường tiểu học. Công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng được các nhà trường được đẩy mạnh nhằm tăng cường thúc đẩy, giám sát các nhà trường trong việc thực hiện chuyên mơn, các khoản thu chi ngồi ngân sách theo đúng quy định; khơng để xảy ra tình trạng “lạm thu” trong các cơ sở giáo dục. Cụ thể trong năm qua, Phịng GD&ĐT huyện Krơng Bơng đã kiểm tra chuyên ngành 04 trường có cấp Tiểu học, kiểm tra được 03 chuyên đề tại 09 trường, tổ chức được 03 chuyên đề chia sẽ kinh nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu bài giảng. Nhìn chung, các trường được các trường Tiểu học đã thực hiện công tác chuyên môn đúng theo quy định của ngành, đã triển khai được nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

Tuy vậy, trong 2 năm học vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các cuộc kiểm tra đã đề ra theo kế hoạch không thực hiện được đầy đủ. Qua các cuộc kiểm tra đã thực hiện được trong năm, việc triển khai thực hiện công tác chuyên môn và các hoạt động giáo dục của các đơn vị vẫn còn những tồn tại nhất định nhất là về tổ chức dạy học trực tuyến…

59

2.3.5.2. Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên

Để làm tốt cơng việc đánh giá, xếp loại giáo viên, Phịng GD&ĐT huyện Krông Bông luôn quan tâm chặt chẽ, thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp theo từng giai đoạn nhằm chấn chỉnh những hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại giáo viên của năm học. Công văn 7708/UBND-TH của UBND tỉnh ngày 27/8/2020 về việc triển khai đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC; Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Qua tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến CBQLGD, GVTH về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng GVTH tại huyện Krơng Bơng: Có 60% ý kiến cho rằng cơng tác này đang được hiện tốt; 34% ý kiến cho rằng cơng tác này khá tốt; cịn có 6% ý kiến cho rằng cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng GVTH cịn ở mức trung bình. Trong đó có những đánh giá cụ thể về một số yêu cầu như: Tính chính xác khác quan có 51,9% ý kiến đánh giá khá tốt; 46,6% ý kiến đánh giá tốt và 1,5% ở mức bình thường. Tính đơn đốc, thúc đẩy có 53,4% ý kiến đánh giá khá tốt; 45,1% ý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 89)