Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Ưu điểm và những kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ GVTH trên địa bàn huyện Krơng Bơng, có thể khát quát các ưu điểm chủ yếu như sau:

2.4.1.1. Chất lượng đội ngũ GVTH huyện Krông Bông không ngừng

được cải thiện, số GVTH xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức tốt chiếm tỷ lệ 84,5% trong đội ngũ GVTH tại huyện. Bên cạnh đó, đội ngũ GVTH đã tích cực tham gia trau dồi trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành GD&ĐT hiện nay.

2.4.1.2. Về cơ cấu và số lượng GVTH, nhìn chung đáp ứng được nhu

cầu phát triển GDTH. Tính đến năm học 2020 - 2021, đội ngũ GVTH có 81,6% GVTH là nữ giới; có 11,7% GVTH người là người DTTS. Về trình độ chun mơn nghiệp vụ có 49,4% GVTH đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp hiện nay theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Nhìn chung, đội ngũ GVTH khá tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục học sinh thể hiện ở tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình cấp học, tốt nghiệp tiểu học cao; tỷ lệ học sinh tiểu học bỏ học và lưu ban giảm dần qua các năm.

2.4.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội

ngũ GVTH huyện Krông Bông hàng năm được quan tâm hơn. Mặc dù mới chỉ tập trung ở các lớp: Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, bồi dưỡng tiếng Anh; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Bồi dưỡng quản lý giáo dục... Nhưng về cơ bản, các cấp QLGD đã quan tâm đầu tư việc mở các lớp bồi dưỡng, nhất là về bồi dưỡng theo các yêu cầu mới trong tiến trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các khối lớp 1, lớp 2.

2.4.1.4. Tuy chưa có chế độ, chính sách tăng thêm dành cho đội ngũ

GVTH những nhìn chung các chế độ, chính sách được thực hiện đúng theo quy định chung của Đảng và Nhà nước.

61

2.4.2. Những hạn chế - bất cập chủ yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH tại huyện Krơng Bơng cịn gặp phải những tồn tại và hạn chế sau:

2.4.2.1. Đội ngũ GVTH và CBQL được bổ sung, nhưng cơ cấu vẫn còn

nhiều bất cập, có nơi vừa thiếu - vừa thừa. Việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày, việc chuẩn bị cho thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với cấp Tiểu học dẫn đến tình trạng thiếu GVTH tại khơng ít trường. Đối với các mơn như tiếng Anh mới chỉ có 13/23 trường có biên chế giáo viên; mơn Tin học cấp Tiểu học mới chỉ có 6/23 trường cấp Tiểu học có biên chế.

2.4.2.2. Chưa có chính sách phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa

cho đội ngũ GVTH, cũng như việc khuyến khích các GVTH tự đi học để nâng chuẩn trình độ chun mơn - nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.4.2.3. Số GVTH ở vùng DTTS nói chung và GVTH người DTTS nói

riêng có trình độ chun mơn - nghiệp vụ hạn chế nhưng chưa có kế hoạch bồi dưỡng đặc thù dành riêng cho họ; khơng ít GVTH chưa thật sự chủ động và cịn lúng túng để thực hiện nâng chuẩn vì cịn gặp nhiều khó khăn.

2.4.2.4. Về cơng tác kiểm tra, một số kế hoạch bài dạy (giáo án) môn

tiếng Việt lớp 1 (theo sách giáo khoa mới) của một số giáo viên cịn lúng túng. Trong đó việc thực hiện yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực trong các hoạt động giáo dục cịn có phần sơ lược và hình thức. Một số giáo viên, tổ khối chuyên môn xây dựng đề cương ôn tập và ra đề kiểm tra chưa chặt chẽ, đồng bộ.

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và dạy học tăng cường đối với các lớp khác theo quy định của Chương trình GDPT 2018 cịn nhiều khó khăn. Cịn tình trạng thiếu giáo viên, thiếu phịng học. Việc dạy tiếng Anh, Tin học theo kiểu xã hội hóa giáo dục nên cịn nhiều khó khăn.

62

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Huyện Krơng Bơng là một huyện vùng xa, có đến hơn 40% đồng bào

DTTS; tốc độ phát triển KT-XH có chuyển biến nhưng nhìn chung cịn chậm, về cơ bản vẫn là huyện nghèo; địa hình phức tạp, dân cư chủ yếu là dân di cư tự do từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và đồng bào các DTTS từ một phía Bắc (người Dao, H’Mơng….) đến lập nghiệp; huyện chủ yếu thiên về phát triển nơng nghiệp; mặt khác, trình độ phát triển KT-XH các địa bàn không đồng đều.

- Đội ngũ GVTH phần lớn còn khá trẻ; tuy năng động, nhiệt tình trong

cơng tác nhưng cịn ít kinh nghiệm. Tồn huyện Krơng Bơng có 11,7%

GVTH là người DTTS, trong khi huyện có nhiều xã khá đơng đồng bào dân tộc. Ở những địa bàn này GVTH người Kinh chiếm số đơng, trong đó nhiều giáo viên người Kinh cịn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc với học sinh, ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng GDTH, nhất là ở các khối lớp 1, lớp 2.

- Huyện Krơng Bơng vẫn cịn khó khăn nên chỉ thực hiện theo chế độ,

chính sách dành cho đội ngũ GVTH chủ yếu là theo quy định của Nhà nước.

- Luật giáo dục 2019 ra đời, thay đổi các quy định về chuẩn trình độ

chun mơn nghiệp vụ của GVTH, gây khó khăn trước yêu cầu nâng chuẩn trình độ cho GVTH theo quy định mới.

- Năm học 2020 - 2021, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid - 19

nên học sinh phải nghỉ học dài ngày, cộng với việc phải tăng tốc thực hiện chương trình tinh giản sau khi đi học lại nên chất lượng học sinh có phần giảm hơn so với năm học trước. Thêm vào đó là tình trạng học sinh bỏ học có xu hướng tăng sau đại dịch, nhất là ở các vùng đồng bào DTTS, vùng sâu,

63

vùng xa. Các chương trình tập huấn bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cũng không được diễn ra thường xuyên theo đúng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH nhận được sự quam tâm của

các cấp có thẩm quyền những chưa thường xuyên, chưa đủ tầm mức.

- Chưa có giải pháp phù hợp cho việc đầu tư kinh phí đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ GVTH. Việc tăng cường cho đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.

- Do yêu cầu về tinh giảm biên chế gắn với việc mơ tả và phân định

vị trí việc làm, với đặc thù của huyện, trên thực tế khó có thể có giáo viên để thực hiện tốt cơng tác dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, nhất là ở các xã khó khăn, đơng học sinh DTTS.

- Một bộ phận GVTH chỉ làm việc cầm chừng, chủ yếu vì lương

bổng chứ chưa thực sự tâm huyết. Số GVTH tự nâng cao trình độ cịn ít, chưa thực sự có ý chí vươn lên, trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, ngại đổi mới phương pháp dạy, không sử dụng các trang thiết bị hiện đại, phần mềm trong giảng dạy, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.

- Các văn bản hiện hành chưa tạo được hành lang pháp lý chuẩn mực

cho việc đánh giá giáo viên. Trên thực tế, công tác đánh giá viên chức có phần nể nang, chưa thật chuẩn xác, từ đó chưa tạo động lực thúc đẩy GVTH trong việc rèn luyện và phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả giáng dạy, giáo dục. Nhìn chung cơng tác đánh giá cịn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá vẫn cịn nặng về cảm tính, chưa thật sát với đặc thù về nghề nghiệp, chưa chú trọng đúng mức hiệu quả công việc, hoặc căn cứ vào vị trí cơng tác cụ thể. Do vậy, việc đánh giá giáo viên chưa phát huy tốt tiềm năng của ĐNGV trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà, khơng khuyến khích được sự sáng tạo lao động của từng cá nhân và tập thể đội ngũ GVTH.

64

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về huyện Krơng Bơng, tình hình về quy mô phát triển GDTH, số lượng và cơ cấu đội ngũ GVTH. Để đánh giá chất lượng đội ngũ GVTH tại huyện Krơng Bơng, luận văn đã phân tích về: Phẩm chất, chính trị đạo đức; trình độ chun mơn - nghiệp vụ; kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy giáo dục; thái độ, tác phong, phong cách nhà giáo; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục học sinh; tổng hợp kết quả đánh giá - xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GVTH cuối các năm học 2018 - 2021.

Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH tại huyện Krơng Bơng, đó là: Cơng tác tuyển dụng, bố trí - sử dụng GVTH; thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên; c ơng tác đào tạo, bồi dưỡng; việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ GVTH; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.

Nhìn chung, số lượng GVTH huyện Krông Bông cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển GDTH; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH hàng năm được quan tâm hơn; một bộ phận giáo viên đã tích cực trau dồi về chun mơn - nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục... Tuy nhiên, so với u cầu, chất lượng khơng ít GVTH cịn hạn chế; cơ cấu ĐNGV vẫn cịn bất cập, có nơi vừa thiếu - vừa thừa; địa phương chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ GVTH theo chuẩn mới cũng như việc bồi dưỡng nâng tầm cho GVTH người DTTS... Nguyên nhân chủ yếu là: việc đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH chưa được quam tâm đúng mức; một số GVTH chưa thực sự tâm huyết, ngại đổi mới phương pháp dạy, số giáo viên chủ động tự học hỏi nâng cao trình độ chun mơn chưa nhiều; trên thực tế, cơng tác đánh giá giáo viên cịn có phần nể nang, chưa thật chuẩn xác, đơi khi cịn mang tính hình thức.

65

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG,

TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w