PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật ngành dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin tại TP. HCM (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất để thực hiện tham chiếu đối với các đo lường có liên kết với nhau hay khơng; nhằm biết các biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo để loại bỏ hoặc giữ lại.

Theo các mức độ của Cronbach’s Alpha:

Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 0,95: thang đo nhân tố rất tốt, chứng minh kết quả từ bảng câu hỏi được thiết kế có mẫu tốt, thơng tin tường minh, chia nhóm tốt và khơng có mẫu xấu.

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo nhân tố sử dụng ở mức tốt.

Với kết quả 0.6 trở lên: thang đo được chấp nhận đủ điều kiện để thực hiện nghiên cứu.

Kết hợp với ràng buộc về hệ số tương quan biến tổng > 0,3 thì biến đó đạt u cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2014) (Thọ, 2014). Tiếp sau đó, 32 biến cịn lại đạt điều kiện sẽ được giữ lại cho bước phân tích Nhân tố khám phá - EFA.

Bảng 7 - Bảng thông số của phân tích độ tin cậy thang đo

Ký hiệu Phương sai thang

đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - Tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến 1. Thang đo Thu nhập (MPA), Cronbach’s Alpha: 0,828

PA1 8,035 0,57 0,81

PA2 8,086 0,61 0,80

PA3 7,727 0,65 0,79

PA4 7,562 0,61 0,80

PA5 8,009 0,70 0,78

JS1 7,698 0,74 0,88

JS2 8,569 0,69 0,89

JS3 8,153 0,68 0,89

JS4 7,874 0,77 0,87

JS5 7,905 0,91 0,85

3. Thang đo Đào tạo và phát triển (MTD), Cronbach’s Alpha: 0,780

TD1 5,256 0,52 0,75

TD2 4,472 0,67 0,70

TD3 4,583 0,63 0,71

TD4 5,335 0,41 0,78

TD5 5,024 0,55 0,74

4. Thang đo Lãnh đạo (MSV), Cronbach’s Alpha: 0,761

SV1 6,644 0,48 0,73

SV2 6,301 0,52 0,72

SV3 6,530 0,54 0,72

SV4 6,341 0,56 0,71

SV5 6,402 0,55 0,71

5. Thang đo Đồng nghiệp (MCW), Cronbach’s Alpha: 0,832

CW2 5,260 0,55 0,83

CW3 4,429 0,73 0,75

CW4 4,898 0,67 0,78

CW5 4,770 0,70 0,77

6. Thang đo Đặc điểm công việc (MJC), Cronbach’s Alpha: 0,889

JC1 11,803 0,73 0,86

JC2 12,033 0,74 0,86

JC3 12,545 0,73 0,86

JC4 12,324 0,75 0,86

JC5 12,448 0,70 0,87

7. Thang đo Ý định nghỉ việc (MIT), Cronbach’s Alpha: 0,880

IT1 3,407 0,73 0,87

IT2 3,630 0,79 0,81

IT3 3,764 0,79 0,81

Sau khi thực hiện kiểm tra sự phù hợp của thang đo: Thu nhập và phúc lợi (MPA), Căng thẳng công việc (MJS), Đào tạo và phát triển (MTD), Đồng nghiệp (MCW), Lãnh đạo (MSV), Đặc điểm công việc (MWC), Ý định nghỉ việc (MTI), kết quả được ghi nhận như sau:

Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đều từ 0.7 đến cận 0.9. Tuy nhiên, loại trừ một thang đo CW1 do có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ biến lớn hơn 0,83 gây ảnh hưởng xấu đến hệ số Cronbach’s Alpha chung của cả thang đo, bên cạnh đó hệ số tương quan biến tổng của CW1 = 0,22 < 0,3 nên loại bỏ.

Kiểm tra sự ràng buộc của hệ số tương quan biến-tổng các biến quan sát của từng thang đo trên đều > 0,3 (đạt từ 0.5 – 0.9).

Có thể kết luận, thang đo kế thừa các nghiên cứu trước đây nên bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, đa số các thang đo trên đều đạt độ tin cậy cao, các biến quan sát còn lại đáp ứng kiểm tra đều được giữ nguyên cho bước phân tích nhân tố khám phá tiếp theo EFA để đánh giá sự hội tụ và phân biệt của nhóm biến quan sát cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định nghỉ việc của nhân viên kỹ thuật ngành dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin tại TP. HCM (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w