Sự tương quan của mơ hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam – khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96)

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Trong phạm vi của bảng này, chúng ta có thể thấy được hệ số tương quan của mơ hình có giá trị 0.871 lớn hơn 0.5, vì vậy, có thể kết luận mơ hình này phù hợp cho việc đánh gía mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc QD.

Ngoài ra, giá trị hệ số R bậc 2 là 0.757, cũng có nghĩa là 75,7% quyết định tham gia BHNT tại công ty AIA Việt Nam – khu vực TP.HCM là do mơ hình hồi quy này giải thích. Phần cịn lại bao gồm sai số và các nhân tố chưa được liệt kê.

Điều này xảy ra bởi khảo sát của tác giả chưa bao gồm việc nghiên cứu những tác động đến từ các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, lợi ích của BHNT, dịch vụ mà khách hàng nhận được trong quá trình tìm hiểu về BHNT…

4.5.2 Kiểm định giả thiết về sự thích hợp của mơ hình Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA về độ phù hợp. Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA về độ phù hợp.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III) Bảng thể hiện độ phù hợp của mơ hình qua kiểm định ANOVA. Ta có giả thuyết H0: 1 = 2 = 3 = 4 = 5 = 6 = 7 = 0.

 Giá trị Sig. (F) = 0.00 < 5% => bác bỏ giả thuyết H0. Từ đó có thể suy ra sự kết hợp giữa các biến độc lập trong mơ hình với nhau có thể giải thích cho sự biến thiên của biến QD. Vì vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính tác giả muốn xây dựng đạt yêu cầu.

 Sig. (1 đến 7) < 5% => mức ý nghĩa của các biến độc lập có hệ số hồi quy mang ý nghĩa về mặt thống kê là bằng 5%.

4.5.3 Ý nghĩa các hệ số hồi quy

Bảng 4.25: Bảng thể hiện thống kê của mỗi yếu tố.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Các yếu tố độc lập trong mơ hình đều có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05 nên các yếu tố trên đều được coi là yếu tố chính ảnh hướng đến Quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tiến hành so sánh hệ số chuẩn hóa Beta ta thấy được trong 7 yếu tố độc lập thì hai yếu tố Nhận thức giá trị sản phẩm và Ý kiến người thân có tác động cùng chiều

mạnh mẽ nhất đến biến phụ thuộc (cùng bằng 0.364). Và yếu tố Thương hiệu cơng ty có tác động cùng chiều yếu nhất chỉ 0.182. Bên cạnh đó yếu tố có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc QD là Rào cản khi tham gia bảo hiểm nhân thọ có hệ số chuẩn hóa là 0.284 khá cao. Các yếu tố cịn lại mang giá trị trung bình từ 0.182 đến 0.284.

Từ những giá trị trên, ta có thể thành lập phương tình hồi quy chuẩn hóa: QD tham gia bảo hiểm nhân thọ: 0.225 * KN + 0.182 * TH + 0.364 * NT + 0.364 * YK - 0.284 * RC + 0.194 * TL + 0.215 * DC.

Kết quả này là đáp ứng kỳ vọng của tác giả vì theo như phân tích ở phần cơ sở lý thuyết, khách hàng Việt dễ bị tác động bởi yếu tố người thân trong các quyết định của cuộc sống. Và niềm tin vào các công ty BHNT và các sản phẩm BHNT là chưa cao (tồn tại nhiều tiền lệ xấu làm hình ảnh của các doanh nghiệp BHNT khơng cịn tốt), vì vậy, tác động của yếu tố Thương hiệu cơng ty kém nhất là nằm trong tính tốn của tác giả. Ngồi ra, yếu tố Rào cản tham gia BHNT có vị trí thứ 2 cũng phản ánh đúng về khả năng mà người Việt có thể đáp ứng đủ điều kiện tài chính của các sản phẩm BHNT.

So sánh với các nghiên cứu mà tác giả tham khảo thì so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Búp, nghiên cứu của tác giả đã có nhiều yếu tố tham gia vào nghiên cứu hơn, mà các yếu tố này đều được thơng qua kiểm định cho kết quả có tồn tại sự ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của NTD. Ngoài ra, các yếu tố của tác giả cịn xúc tích hơn, bao gồm các biến quan sát dễ hiểu, chi tiết trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thị Búp lại có nhiều yếu tố mang cùng đặc điểm chung như 3 yếu tố: Lợi ích đầu tư, Lợi ích tiết kiệm, Lợi ích tài chính, Lợi ích bảo vệ sức khỏe, Lợi ích khắc phục rủi ro đều nằm trong yếu tố động cơ và quyết định tham gia BHNT. Còn với nghiên cứu của Phạm Thị Loan mặc dù cũng cung cấp đầy đủ thông tin về các khái niệm bảo hiểm, hành vi, tâm lý NTD và các phương pháp thống kê, kiểm định nhưng số yếu tố của nghiên cứu này cịn q ít, cho thấy mức độ khái quát chưa cao. Bên cạnh đó, việc gộp 2 yếu tố tách biệt là sự kiện và động cơ vào cùng một yếu tố gây nên khơng khách quan và chính xác. Cuối cùng, với nghiên cứu của

Nguyễn Thị Thùy có kết quả phân tích hồi quy tương tự tác giả khi yếu tố Sự ủng hộ người thân có hệ số cao nhất, chứng tỏ có tác động mạnh mẽ của yếu tố này đến quyết định tham gia BHNT của KH. Và yếu tố công ty bảo hiểm cũng có hệ số hồi quy thấp nhất cho thấy tới thời điểm hiện tại, sự tin tưởng của NTD vào các cơng ty BHNT vẫn cịn chưa được cải thiện nhiều. Ngoài ra, việc phạm vi nghiên cứu trên giấy tờ của Nguyễn Thị Thùy là Việt Nam nhưng khảo sát chỉ được thực hiện tại TP.Nha Trang và số mẫu chỉ 210 nên chưa đủ để đại diện cho tên đề tài. Tác giả cũng tiến hành đối chiều với các nghiên cứu ngồi nước thì thấy được các yếu tố mà tác giả và đội ngũ tham gia khảo sát sơ bộ đề xuất vẫn còn chưa đầy đủ: thiếu các yếu tố về các đại lý, các yếu tố mang tính vĩ mơ, vi mơ, các yếu tố mang tính xã hội học như truyền thống, tơn giáo, tín ngưỡng, trình độ phát triển… cũng chưa được cân nhắc nhập vào mơ hình nghiên cứu.

4.5.4 Kiểm tra sơ bộ tính độc lập của sai số

Áp dụng quy tắc Durbin – Watson để kiểm định sai số: - Nếu 0 < d < 1: có sự tương quan

- Nếu 1 < d < 3: khơng có sự tương quan - Nếu 3 < d < 4: sự tương quan âm

Xét trong nghiên cứu này, hệ số Durbin – Watson d = 1.545, nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Vì vậy, các phần dư độc lập với nhau và không tồn tại mối quan hệ giữa chúng.

4.5.5 Kiểm định đa cộng tuyến

Dựa vào kết quả của phân tích hồi quy đa biến, ta có thể kết luận rằng mơ hình nghiên cứu khơng có đa cộng tuyến (Tolerance - giá trị dung sai > 0,5 và VIF – hệ số phóng đại phương sai < 2).

4.5.6 Kiểm định sự khác biệt trong các biến thuộc về nhân khẩu học của các khách hàng về quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ tại Công các khách hàng về quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ tại Công ty AIA Việt Nam – khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tiên phải tiến hành kiểm định Levene’s test để xem xem sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm yếu tố cần phân tích. Nếu giá trị của Sig. nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa các nhóm so sánh là khác nhau.

Sử dụng phương pháp kiểm định Independent T-test để xem có hay khơng tồn tại khác biệt trong quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ theo giới tính.

Phương pháp ANOVA được dùng trong việc phân tích sự khác biệt của quyết định mua bảo hiểm của các nhóm khách hàng khác nhau được phân biệt theo các yếu tố như: thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hơn nhân.

Giới tính:

Bảng 4.26: Kiểm định T-test và Levene’s Test của giới tính.

Kết quả phân tích trên cho phương sai của các nhóm được so sánh là giống nhau (Sig. = 0,34 > 0.05). Từ đó, có thể thừa nhận kết quả nhận được từ phân tích Phương sai bằng nhau được thừa nhận trong kiểm định hệ số T của sự bằng nhau trung bình (T-test for Equality of Means).

Kết quả của kiểm định T cho ra Sig. = 0.042 < 5%.

Vì vậy, sự khác biệt trong giới tính có tác động đến quyết định tham gia BHNT.

Độ tuổi:

Bảng 4.27: Kiểm định Levene’s test theo độ tuổi.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Ở kiểm định Levene’s test này, thu được kết quả Sig. = 0.024 < 0.05, vì vậy, phương sai giữa các nhóm so sánh là có sự khác biệt.

Kết luận: Có tồn tại sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê về quyết định mua bảo hiểm theo độ tuổi.

Trình độ học vấn:

Bảng 4.28: Kiểm định Levene’s test theo trình độ học vấn.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Kiểm định này cho kết quả Sig. = 0.490 > 0.05, vì vậy, khơng có sự khác nhau trong phương sai của các nhóm được so sánh.

Kết luận: Sự khác biệt về học vấn khơng có tác động lên quyết định tham gia BHNT.

Nghề nghiệp:

Bảng 4.29: Kiểm định Levene’s test theo nghề nghiệp.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Phương sai của các nhóm được so sánh trong kiểm định trên là giống nhau (Sig. = 0.303 > 0.05). Từ đó, có thể thừa nhận kết quả nhận được từ phân tích Phương sai bằng nhau được thừa nhận trong kiểm định hệ số T của sự bằng nhau trung bình (T-test for Equality of Means).

Bảng 4.30: Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III) Kết quả của kiểm định T cho ra Sig. = 0.010 < 5%.

Thu nhập:

Bảng 4.31: Kiểm định ANOVA và Levene’s test theo thu nhập.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Kiểm định Levene test này cho kết quả Sig. = 0.215 > 0.05, vì vậy, khơng có sự khác nhau trong phương sai của các nhóm được so sánh. Vì vậy, cũng khơng tồn tại sự khác biệt về tác động vào quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ theo thu nhập.

Bên cạnh đó, kết quả của kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.009 < 0.05, vì vậy, có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ theo thu nhập. Điều này giải thích cho việc những khách hàng có thu nhập trên 15 triệu dễ dàng quyết định tham gia BHNT hơn các khách hàng có mức thu nhập dưới 15 triệu.

Bảng 4.32: Kiểm định Levene test là Kruskal-Walilis cho tình trạng hơn nhân.

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số III)

Kiểm định Levene test này cho kết quả Sig. = 0.422 > 0.05, vì vậy, khơng có sự khác nhau trong phương sai của các nhóm được so sánh. Vì vậy, cũng khơng tồn tại sự khác biệt về tác động vào quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ theo tình trạng hơn nhân.

Bên cạnh đó, kết quả của kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.009 < 0.05, vì vậy, có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ dựa trên quan hệ hơn nhân.

TĨM TẮT CHƯƠNG IV

Trong phạm vi của chương IV, tác giả đã tình bày các thông tin của mẫu khảo sát, tiến hành đánh giá Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các biến, các yếu tố được khảo sát. Sau đó, tiến hành phân tích EFA, hồi quy đa biến, khảo sát đầy đủ cho các biến thành phần.

Kết luận của các phân tích, kiểm định trên là mơ hình nghiên cứu lý thuyết phù hợp hoàn toàn với dữ liệu thu thập được từ thị trường. Trong đó, bao gồm 7 yếu tố độc lập đều được xác định là có tác động đến Quyết định tham gia BHNT của

người tiêu dùng: 1 - Tâm lý chi tiêu – tiết kiệm, 2 - Động cơ tham gia BHNT, 3 – Rào cản, 4 – Nhận thức về giá trị sản phẩm, 5 - Thương hiệu công ty, 6 – Kinh nghiệm tham gia BHNT từ trước, 7 – Ý kiến người thân. Bên cạnh đó, các biến nhân khẩu học cũng có ý nghĩa về mặt phân tích.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 Kết luận

Nghiên cứu này đã đưa ra, hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về hành vi của NTD và những yếu tố có tác động đến Quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ tại công ty bảo hiểm AIA Việt Nam – khu vực TP.HCM. Nhờ vào hệ thống trên cùng kết quả của việc tham khảo các nghiên cứu trong, ngồi nước có liên quan tới bài nghiên cứu của tác giả mà Luận văn đã có thể xây dựng được một mơ hình nghiên cứu hồn chỉnh hơn, đánh giá chính xác hơn các yếu tố có tác động đến quyết định mua BHNT của các đối tượng khách hàng tại công ty AIA Việt Nam – khu vực TP.HCM. Mục tiêu trọng tâm mà nghiên cứu đặt ra là xác định đúng các yếu tố chủ chốt có tác động đến quyết định của khách hàng, để đặt ra cơ sở lý luận cho các kế hoạch phát triển, định hướng hướng đi của cơng ty, ngồi ra là tìm hiểu thêm về những mặt hạn chế trong cơ cấu vận hành của bộ máy chăm sóc khách hàng thuộc cơng ty. Kết quả của kiểm định cho kết luận có 7 yếu tố có tác động lên quyết định của khách hàng, cụ thể là: 1 - Tâm lý chi tiêu – tiết kiệm, 2 - Động cơ tham gia BHNT, 3 – Rào cản, 4 – Nhận thức giá trị sản phẩm, 5 - Thương hiệu công ty, 6 – Kinh nghiệm tham gia BHNT từ trước, 7 – Ý kiến người thân. Kết quả phân tích hồi quy được mơ hình hồi quy chuẩn hóa của nghiên cứu có dạng như sau:

QD tham gia bảo hiểm nhân thọ: 0.225 * KN + 0.182 * TH + 0.364 * NT + 0.364 * YK - 0.284 * RC + 0.194 * TL + 0.215 * DC.

Mơ hình cịn thu được kết quả hệ số R bậc hai hiệu chỉnh xấp xỉ lớn hơn 75%, với mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ được mức độ phù hợp của mơ hình đề ra với dữ liệu thu được từ khách hàng là khá cao và giải thích được hơn 75% ý nghĩa của dữ liệu khảo sát thu được.

5.2 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam nói chung và Cơng ty AIA Việt Nam – khu vực TP. Hồ Chí Minh nói riêng

Mức độ cạnh tranh của ngành bảo hiểm ngày càng cao, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra, gây những tác động khơng tốt đến đời sống xã hội. Đây chính là thách thức mà công ty BHNT AIA Việt Nam phải đối mặt. Hiện nay, sự chênh lệch trong trình độ chun mơn, sản phẩm, hay giá cả bảo hiểm giữa các công ty cung cấp dịch vụ BHNT ngày càng thu hẹp. Điều đó, dẫn đến một mơi trường cạnh tranh hơn giữa các doanh nghiệp để tìm ra ai là người tạo ra đổi mới, ai là người nắm vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên, nó lại mang tới lợi ích cho người tiêu dùng và tăng niềm tin, sự chú ý của người tiêu dùng vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, mở ra một thị trường rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Nhưng, điều này cũng gặp phải một vấn đề to lớn, đó chính là sự giảm sút trong thu nhập của khách hàng. Theo Tổng cục Thống kê, hơn 22,2 triệu người bị giảm thu nhập do tác động từ Covid-19 trong năm 2020. Trong năm 2021 tình hình có sự cải thiện nhưng không đáng kể. Số lượng lao động thất nghiệp cũng đạt mức khá cao khoảng 1,1 triệu người. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraina gây ra tình trạng lạm phát trên tồn thế giới. Điều này làm giảm mức thu nhập của khách hàng, bắt buộc họ phải tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, lạm phát là một vũ khí hủy diệt đối với ngành bảo hiểm, gây ảnh hưởng tới doanh thu của công ty.

Tuy nhiên, tình hình cũng trở nên trả quan hơn khi nhìn nhận vào những cơ hội mà ngành có được. Điều này, được tạo nên bởi ba động cơ chính gia tăng sự tăng trưởng của ngành. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, người dân tìm hiểu nhiều hơn về các công ty bảo hiểm nhân thọ, làm cho kiến thức, sự hiểu biết và các hiểu lầm khơng đáng có về các cơng ty BH được cải thiện đáng kể. Có được kết quả này,

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam – khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96)