PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Một phần của tài liệu Trần Minh Tình-EMBA6B (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi định lượng

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nên việc sử dụng thang đo Likert là phù hợp. Bên cạnh đó, thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể xử lý, phân tích định lượng các số liệu thu thập để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến, cũng như giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc, biến trung gian.

Những nghiên cứu trước đây của Kim và ctg (1996), Calisir và ctg

(2013), Thatcher và ctg (2002), Nguyễn Xuân Vinh (2014) đã dùng thang đo Likert 5 mức độ để tiến hành đo lường các biến nghiên cứu. Ngồi ra, trình độ của các đáp viên ở khảo sát sơ bộ là lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên nên việc sử dụng thang đo likert 5 mức độ là phù hợp cho yêu cầu về độ chính xác của câu trả lời.

Bên cạnh đó, đối với các đặc tính nhân khẩu học: Nhóm tuổi được tổ chức phân chia theo thang chia giai đoạn tuổi của Erikson (1997), tác giả sử 3 giai đoạn phù hợp nhất với các giai đoạn độ tuổi cho công việc là: dưới 25 tuổi, từ 26-35 tuổi và từ 35-60 tuổi.

39

3.3.2. Xác định số lượng mẫu

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn.

Muốn gia tăng độ chính xác của kết quả nghiên cứu thì cần gia tăng lượng mẫu thu thập. Tuy nhiên với năng lực tài chính và thời gian hạn chế mà nhà nghiên cứu chỉ có thể chọn lựa được một số lượng mẫu theo nhu cầu vừa phải. Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu.

Trong mơ hình nghiên cứu ở trên, đã xác định được 10 giả thuyết nghiên cứu và 44 biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), cỡ mẫu tối thiểu cho phương pháp phân tích nhân tố là 50, tốt hơn là 100, hoặc tỷ lệ quan sát và biến đo lường tương ứng là 5:1, do đó số mẫu yêu cầu tối thiểu (n) là: 33 x 5 = 165 mẫu.

3.3.3. Phương pháp chọn mẫu

Tác giả chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện để tiến hành khảo sát. Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là vì dễ tiếp cận người trả lời, ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin.

3.3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các bảng khảo sát sẽ được ưu tiên gửi qua thử điện tử cho những nhân viên trong ngành, cách thứ hai là sẽ thực hiên phát trực tiếp cho các cấp quản lý nhờ họ gửi bản cứng đến các nhân viên, cuối cùng là thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đáp viên chấp nhận khảo sát tại văn phòng nơi họ làm việc.

3.3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các bảng khảo sát thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22, gồm 2 quá trình sau:

40

Mã hóa dữ liệu: dữ liệu thu thập sẽ được mã hóa thành các dạng số để nhập vào phần mềm thống kê.

Thiết lập khung dữ liệu: Dựa vào bảng khảo sát, thông qua phần mềm để thiết lập khung dữ liệu để nhập liệu.

Làm sạch dữ liệu: Thực hiện các thống kê tần suất để làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện để chỉnh sửa hoặc loại bỏ những dữ liệu bất thường, dữ liệu rác.

- Phân tích dữ liệu:

Thống kê mô tả: sử dụng các bảng tần số, đồ thị, thống kê mô tả.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, và hệ số tương qua biến-tổng.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis – EFA): Kiểm định độ hội tụ của thang đo và rút ra nhân tố khám phá EFA: kiểm định hệ số KMO và Bartlet’s Test, hệ số “Factor loading”

Phân tích hồi quy với phương pháp “Enter” đưa biến vào trong hồi quy để đo lường các nhân tố ảnh hưởng. Mơ hình hồi quy sẽ được kiểm định độ phù hợp bằng kiểm định F và R2. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa Sig<0,05.

Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF<10.

Ngoài ra sử dụng phương pháp kiểm định One-way ANOVA hoặc Independent – samples T-test để kiểm định các vấn đề thuộc nhân khẩu học.

41

CHƯƠNG IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc phân tích và xử lý dữ liệu định lượng, bao gồm: Mô tả kết quả nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định One-way ANOVA và Independent – samples T-test.

Một phần của tài liệu Trần Minh Tình-EMBA6B (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)