HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Trần Minh Tình-EMBA6B (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Hạn chế về mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các nhân viên trong một số công ty thuộc phạm vi ngành DV HT CNTT tại TP. HCM với quy mơ mẫu cịn hạn chế.

Hạn chế về mặt không gian địa lý: Các vùng miền khác nhau như TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, … sẽ có các đặc điểm văn hóa khác nhau, tâm lý của những cư dân tại mỗi vùng địa lý vì thế sẽ khác nhau, đây sẽ là hướng mở rộng cho các nghiên cứu khác trong tương lai.

Nghiên cứu này chỉ thực hiện với 6 yếu tố bên trong tổ chức nhưng thực tế có nhiều yếu tố từ bên ngồi, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện bằng việc mở rộng nghiên cứu cho các nhân tố này hoặc kết hợp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện, nên tính đại diện có thể chưa cao.

Đối tượng được khảo sát: Nghiên cứu này chỉ xem xét đến vấn đề nghỉ việc của các nhân viên kỹ thuật mà chưa xem xét đến các nhân viên khác thuộc khối kinh doanh, khối “Back-office”, …

Ngoài ra khi sử dụng các kỹ thuật kiểm định hiện đại hơn so với phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong bài luận văn này có thể sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.

Nghiên cứu này xem xét vấn đề các biến kiểm soát nhân khẩu học tác động vào ý định nghỉ việc của các kỹ thuật viên trong ngành nhưng chỉ với ba yếu tố Giới tính, Độ tuổi và Tình trạng hơn nhân, các nghiên cứu khác trong tương lai có thể mở rộng thêm với các đặc tính nhân khẩu học khác.

77

Một phần của tài liệu Trần Minh Tình-EMBA6B (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)