1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
2.2. Thực trạng công tác thiđua, khen thưởng ngành Giáodục trên địa bàn tạ
2.2.5. Công tác sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh
Để phong trào thi đua đạt hiệu quả, thì trong quá trình tổ chức và thực hiện phong trào thi đua phải tiến hành sơ kết, tổng kết, thực hiện tốt việc khen và thưởng. Qua đó, để đánh giá lại phong trào thi đua trong từng năm học, trong từng giai đoạn, rút ra được kinh nghiệm để có giải pháp cho phong trào thi đua cho những năm sau; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tơn vinh, khen thưởng những thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện phong trào, cũng như khen thưởng thường niên.
Trong thi đua, nếu việc xác định đúng mục đích, kế hoạch, nhiệm vụ, đối tượng của mỗi phong trào thi đua, mỗi giai đoạn thi đua thì việc sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và thiết thực cho phong trào thi đua tại đơn vị, cơ sở giáo dục. Qua tổng kết, đánh giá được những kết quả đã đạt được, đưa ra những mặt cịn tồn tại, hạn chế từ đó có hướng khắc phục, rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến, đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục chưa coi trọng công tác sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua.
Khi tiến hành đánh giá sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tích đột xuất để động viên khen thưởng kịp thời, đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là những giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, những người có thành tích xuất sắc, khen thưởng cần đúng người, đúng việc mới thể hiện được tinh thần thi đua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phong trào thi đua.
Huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 3/6/1998, Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2014 về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến và đồng thời tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua giai đoạn 2015 - 2020.
Hàng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết phong trào thi đua trong dịp tổng kết năm học, Tết Nhà giáo, nhằm biểu dương, tôn vinh, tri ân, khen thưởng những tập thể, cá nhân, thầy giáo, cơ giáo có thành tích xuất sắc.
Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong một năm học, một giai đoạn của phong trào thi đua chưa hiệu quả, chưa thực sự nghiêm túc.Nhiều cơ sở giáo dục thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cịn mang tính thủ tục. Nói chung, phong trào thi đua khơng đồng đềugiữa các trường, đơn vị; các đơn vị còn lúng túng trong việc tổ chức thi đua, khen thưởng, phát động phong trào thi đua chưa hiệu quả, một số nơi cịn bng lỏng phong trào thi đua,…
Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa đáp ứng được yêu cầu theo nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Cơng tác tổng kết, sơ kết Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện đến các cơ sở giáo dục trong thời gian qua còn mang tính hình thức, chưa dám mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập trong thời gian qua để từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện tốt phong trào thi đua trong thời gian tới.