1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
2.2. Thực trạng công tác thiđua, khen thưởng ngành Giáodục trên địa bàn tạ
2.2.2. Vềviệc phát động, tổ chức thựchiện các phongtrào thiđua trong những
trong những năm qua
Những năm gần đây, việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong những năm qua ln được ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì quan tâm chỉ đạo. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành
GD&ĐT thường xuyên diễn ra, thu hút sự quan tâm thực hiện của tập thể CBGVNV và học sinh tại các cơ sở giáo dục huyện Thanh Trì.
Các phong trào thi đua, các cuộc vận động được phát động và tổ chức thực hiện trong những năm gần đây điển hình như:
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - Học tốt”
- Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi kiến thức liên môn, Nghiệp vụ cán bộ quản lý giỏi ...
- Phong trào thi đua “Môi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện ít nhất một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý”.
- Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sángtạo"
- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Cuộc vận động “kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”
Việc phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong những năm qua của ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì có vai trị quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBGV nhà trường, điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Thông qua các phong trào thi đua, các CBGV nâng cao được nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của người quản lý tại các cơ sở giáo dục, của nhà giáo trong giáo dục và đào tạo.
- Các cuộc vận động, các phong trào giúp đội ngũ CBGV có tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo, có được sự hăng say, nhiệt huyết với nghề. - Qua mỗi phong trào thi đua, ngành GD&ĐT huyện đều tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời nhằm tạo sức lan tỏa trong toàn ngành. Các
này giúp họ yêu nghề hơn, nỗ lực hơn trong cơng việc, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong thời gian qua, các phong trào thi đua, các cuộc vận động được triển khai đến toàn thể CBGVNV và học sinh tồn ngành và nhiệt tình hưởng ứng tham gia, tạo nên những kết quả thiết thực:
Phong trào thi “Giáo viên dạy giỏi” tiếp tục được các nhà trường nhiệt tình hưởng ứng, triển khai có hiệu quả, tham gia đạt kết quả cao; cụ thể: cụ thể 100% các trường tổ chức thi cấp cơ sở. Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Thành phố: 9 giáo viên tham gia trong đó 01 giải Nhất; 02 giải Nhì và 06 giải Ba. “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện có 71 giáo viên, cấp THCS tham dự thi, kết quả: 71/71 giáo viên đạt giải, bao gồm 08 Xuất sắc, 20 Nhất, 27 Nhì, 16 Ba.
Kết quả thực hiện các phong trào, các thành tích đạt được trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 tại các cơ sở giáo dục thuộc phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì được thống kê trong các bảng 2.4 và 2.5 dưới đây:
Đây là kết quả của sự nỗ lực của đội ngũ CBGVNV tồn ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì. Trong những năm học tiếp theo ngành Giáo dục tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nhân rộng điển hình để các phong trào thi đua trong các trường học phát triển sâu rộng, tạo khí thế thi đua sơi nổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
Bảng 2.4: Hình thức thi đua các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu Năm 2018 2019 2020 Năm 2018 2019 2020
“Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì” Cơng tác khen thưởng trong ngành
Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì thời gian qua chưa bám sát phong trào thi đua, vẫn cịn tình trạng khen thưởng tràn lan, trùng lắp và chưa công bằng, khách quan. Nhiều tiêu chuẩn, hình thức, phương pháp khen thưởng duy trì lâu làm mất tính hấp dẫn, khơng động viên khích lệ được CC, VC, NLĐ trong ngành. Việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng ở một số trường học chưa đúng tiêu chuẩn quy định, có biểu hiện hình thức. Khi xét khen thưởng, các cơ sở giáo dục phần lớn tập trung đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chủ yếu cho cán bộ
quản lý (Ban Giám hiệu), Tổ trưởng tổ chun mơn hoặc khen thưởng trường có quy mơ lớn, ít chú ý tơn vinh những trường quy mơ nhỏ.
Bảng 2.5: Hình thức khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu
Năm UBND huyện khen 2018 38 2019 43 2020 47 Năm UBND huyện khen 2018 387 2019 428 2020 439
“Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì”
Có thể thấy bất cập trong công tác khen thưởng trong thời gian qua.Tỷ lệ khen thưởng cán bộ quản lý cao, tỷ lệ khen thưởng giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên trường học cịn thấp… Qua đó, ý nghĩa của phong trào thi đua bị giảm sút, sự động viên khen thưởng không thiết thực, kém hiệu quả, không
thưởng gương người tốt, việc tốt, tài năng trẻ chưa được quan tâm đầy đủ, chưa chú ý đúng mức đến việc xây dựng điển hình tiên tiến trong thời kỳ đổi mới.
Cần đảm bảo chất lượng cơng tác bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm, phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì nghiêm túc thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc được quy định của Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT Hướng dẫn công tác TĐKT ngành giáo dục, cụ thể:
- Không áp đặt chỉ tiêu thi đua, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện tham gia thi đua của tập thể, cá nhân theo quy định.
-Việc xét TĐKT căn cứ vào tiêu chuẩn, thành tích đạt được gắn với minh chứng, sản phẩm cụ thể, thiết thực của tập thể, cá nhân.
-Việc đánh giá, công nhận các danh hiệu thi đua và phạm vi ảnh hưởng của thành tích phải phù hợp với kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động, số lượng công chức, viên chức, người lao động được đề nghị xét công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua co sở”, các hình thức khen thưởng cấp Bộ đảm bảo không quá 1/3 là cán bộ quản lý.
- Không xét khen thưởng các tập thể, cá nhân, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có tập thể hoặc cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm một trong các điểm sau: kê khai khơng đúng thành tích đạt được; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế thi, dạy thêm, học thêm; thu chi sai quy định làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của đơn vị, địa phương, của ngành.
- Đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng; tập thể, cá nhân được đề nghị xét khen thưởng phải có số phiếu đồng ý đạt tỷ lệ 70% trở lên tính trên tổng số thành
viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoặc Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.
Có một số ý kiến đánh giá về chất lượng cơng tác bình xét danh hiệu thi đua hàng năm chỉ ở mức độ trung bình.Điều này cho thấy vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc bình xét danh hiệu. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy, số GBGVNV là Đảng viên, có thâm niên cơng tác lâu năm là những đối tượng vẫn còn được “giơ cao đánh khẽ“, cịn cả nể trong cơng tác đánh giá bình xét. Do vậy, trong thời gian tới, ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì cần có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên cao tuổi tiếp tục phấn đấu và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.
Số lượng khen thưởng không đồng đều giữa cán bộ quản lý giáo dục so với tỷ lệ giáo viên, nhân viên. Trong thời gian qua, đối tượng khen thưởng danh hiệu cao chủ yếu là cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn, số lượng khen thưởng hạn chế đối với giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ.
2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thựchiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng