1.3.2 .Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thiđua, khen thưởng
2.1. Khái quát chung hệ thống giáodục huyện Thanh Trì
2.1.1. Khái quát về huyện Thanh Trì
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam Thủ đơ Hà Nội. Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Thanh Trì hiện có 16 xã và một thị trấn, diện tích đất tự nhiên là 6.349ha, dân số hơn 270.000 người. Người dân Thanh Trì ln tự hào là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa và truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Thanh Trì có hàng nghìn thanh niên lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 và bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì ra sức thi đua, đạt được nhiều bước tiến lớn về phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều khu đô thị mới ra đời như: Linh Đàm, Đại Thanh, Định Công, Pháp Vân-Tứ Hiệp, Tứ Hiệp-Ngũ Hiệp... Một số khu cơng nghiệp hình thành như: Khu cơng nghiệp Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi; nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được cải tạo và nâng cấp. Các xã hoàn thành cải tạo mạng lưới điện, các cơng trình nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa... được quan tâm đầu tư, góp phần phục vụ tốt cho nhân dân.
Trong giai đoạn phát triển mới, với tinh thần phát huy truyền thống, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, huyện đã tập trung lãnh đạo, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và TP Hà Nội; xây dựng và thực hiện các đề án phát triển kinh tế-xã hội. Giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 15,3%/năm. Đặc biệt, thu ngân sách của huyện tăng vượt
tỷ đồng. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, chương trình xây dựng nơng thơn mới được huyện Thanh Trì tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả tốt. Huyện huy động 1.713 tỷ đồng xây dựng và hồn chỉnh nhiều cơng trình quan trọng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi, nước sạch, chợ nơng thơn, các thiết chế văn hóa... đã làm bộ mặt nơng thơn ngày càng thay đổi theo hướng đồng bộ, hiện đại; đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, với mức thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 xây dựng, phát triển huyện Thanh Trì trở thành quận theo hướng văn minh, giàu đẹp, Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án nhằm thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hóa hành chính, tạo bước chuyển mạnh về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong tổ chức và điều hành; nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thứ hai, tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng đô thị, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông. Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy các nguồn lực, khai thác hiệu quả các nguồn thu bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới tự cân đối thu, chi ngân sách.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, huyện Thanh Trì đã thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường, đảm bảo an tồn tuyệt đối; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong ngành giáo dục; tổ chức học trực tuyến, online, học trên truyền hình…Tỷ lệ điểm thi đạt trung bình trở lên của học sinh lớp 9 dự thi vào lớp 10 THPT của huyện đứng đầu các trường khối huyện của Thành phố.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm và đạt kết quả tốt. Năm học 2019 - 2020, học sinh huyện đã đạt 2 Huy chương Vàng cấp Quốc gia, 118 giải cấp Thành phố và 2.588 giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp huyện. Tồn huyện có 56/68 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 82,4%. Dự kiến, đến hết năm 2020, huyện sẽ đề nghị Thành phố công nhận mới thêm 2 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 58/68 trường, đạt tỷ lệ 85,28%.