Đối với yếu tố Phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của Người lao động tại Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision trong bối cảnh bình thường mới (Trang 105 - 106)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.4 Đối với yếu tố Phong cách lãnh đạo

Đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong sáu yếu tố nhưng giá trị trung bình theo đánh giá của người lao động đối với hạng mục biến quan sát số 3 về sự tôn trọng và tin cậy của lãnh đạo là thấp nhất trong số đánh giá đối với các biến quan sát. Chính vì vậy mà yếu tố này cần được dành nhiều sự quan tâm từ công ty, đặc biệt là khi nhiều kế hoạch kinh doanh được thay đổi để thích ứng với bối cảnh bình thường mới thì vai trị của lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Trước hết, công ty cần tổ chức riêng những buổi nói chuyện trực tiếp với cấp cơng nhân, nhân viên và những buổi nói chuyện với cấp quản lý để nắm bắt được vấn đề hiện tại xem có sự hiểu nhầm gì trong giao tiếp giữa hai bên hay không (chẳng hạn như cấp quản lý chỉ bắt ép cấp dưới làm theo các quy định mà khơng có sự giải thích rõ ràng, đối với cấp dưới thì chưa giải thích và trình bày hết được những suy nghĩ và ý kiến của mình đến cho cấp trên… ), từ đó đưa ra các hướng giải quyết cho việc này, chẳng hạn như tạo nhiều cơ hội để hai bên giao tiếp và thấu hiểu nhau hơn thông qua các buổi xây dựng đội ngũ (teambuilding) hay cho cấp quản lý tham gia các khóa học về tâm lý nhân sự để có thể nắm bắt suy nghĩ của cấp dưới tốt hơn và có những cách ứng xử phù hợp hơn với cấp dưới.

Ngồi ra, trong công việc và trong cuộc sống (khi cần thiết), lãnh đạo cũng cần phải giúp đỡ và hướng dẫn cho người lao động. Phương hướng và các chiến lược của tổ chức trong bối cảnh bình thường mới là do lãnh đạo đề ra nhưng chính những người lao động cấp dưới lại là người thực hiện để hiện thực hóa các phương hướng, chiến lược ấy. Do đó, lãnh đạo cần phải ln quan tâm đến cấp dưới của mình, kịp thời giải đáp và giúp đỡ những khó khăn khi cần thiết để người lao động có được sự thoải mái, an tâm và hoàn thành với kết quả tốt nhất. Cấp dưới khơng thể tự hồn thành cơng việc đúng hạn hay với chất lượng tốt khi bản thân họ không thể tự giải quyết những vấn đề vượt ngoài khả năng hoặc quyền hạn của mình mà lại hồn tồn khơng có sự giúp đỡ từ cấp trên.

Để góp phần vào việc đạt được các mục tiêu kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới, lãnh đạo có vai trị quan trọng trong việc dõi theo tình hình thực hiện cơng việc của cấp dưới nên phải giúp đỡ và hướng dẫn khi cấp dưới gặp phải những khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thơi thì cũng chưa thật sự hiệu quả bởi người lao động cần nhiều hơn thế nữa, người lao động cần nhận được những phản hồi, ý kiến đóng góp liên quan đến q trình thực hiện cơng việc để cải thiện trong lần thực hiện kế tiếp. Nếu chỉ tiếp nhận kết quả công việc cấp dưới đưa lên mà thiếu đi sự phản hồi thì ở lần thực hiện tiếp theo, rất có khả năng cấp dưới sẽ lặp lại những sai sót ở lần trước mà họ chưa nhận ra do không nhận được phản hồi gì từ cấp trên.

Cuối cùng, trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu công việc đã phân công cho từng người lao động trong bối cảnh bình thường mới, lãnh đạo cần có sự rõ ràng trong việc thưởng và phạt. Đối với thưởng thì phải cơng tâm, cơng bằng và chính trực thì mới khơng bị những người cấp dưới khác so bì, làm phản tác dụng nâng cao động lực. Đối với phạt thì phải có sự tinh tế, khéo léo để cấp dưới khơng cảm thấy tự ti vào năng lực của bản thân, mất đi động lực làm việc để tiếp tục nỗ lực trong công việc.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của Người lao động tại Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision trong bối cảnh bình thường mới (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w