Thang đo của biến độ tin cậy

Một phần của tài liệu Nguyễn Thành Long-QTKD27A (Trang 73 - 75)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

4.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo sử dụng

4.2.3. Thang đo của biến độ tin cậy

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy

(Nguồn: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bằng SPSS)

Dựa vào kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,961 và giá trị này lớn hơn 0,8. Điều này chứng tỏ thang đo sử dụng để quan sát biến độ tin cậy trong việc phản ánh những thay đổi của nhân tố mẹ là rất tốt, nhưng thang đo này sẽ gặp phải hiện tượng trùng lắp giữa các biến quan sát khi giá trị hệ số Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn 0,95. Điều này dẫn đến việc Người viết phải loại bỏ bớt một số biến quan sát sử dụng trong thang đo để khắc phục hiện tượng trùng lắp thông tin giữa các biến quan sát.

Mục đích việc loại bỏ biến là giảm giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha tổng, giúp thang đo giải quyết vấn đề về trùng lắp thông tin giữa các biến quan sát. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) và hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted như đã đề cập sẽ được sử dụng để xác định biến quan sát nên được loại bỏ. Sau khi xem xét, Người viết quyết định loại bỏ biến thứ 5, biến thứ 9 và biến thứ 11 trong thang đo độ tin cậy. Tương ứng với tên gọi đã được mã hóa là DTC05, DTC09 và DTC11. Người viết tiến hành lại công việc kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo độ tin cậy với 8 biến quan sát còn giữ lại.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy khi bỏ biến

(Nguồn: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bằng SPSS)

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi tiến hành loại bỏ một số biến quan sát đã đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha tổng của thang đo là 0,939 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát còn giữ lại trong thang đo đều đạt yêu cầu, lớn hơn 0,3.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thành Long-QTKD27A (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w