Giải pháp xây dựng quy trình tín dụng 6 8-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Bù Nho – Bình Phước (Trang 78 - 80)

- 2.4.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất 2

5.2.3. Giải pháp xây dựng quy trình tín dụng 6 8-

Chi nhánh phải thực hiện giám sát toàn bộ việc thực hiện quy trình tín dụng trong đó chú trọng việc kiểm tra trước, trong và sau cho vay, giám sát việc chấm điểm khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.u cầu của cơng tác giám sát:

Mọi hoạt động theo các bước của quy trình tín dụng phải đạt được các u cầu, cụ thể: - Nhằm kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả các phương án vay vốn cũng như dự báo các rủi ro ngân hàng phải đối mặt đặc biệt là các rủi ro tín dụng, ngân hàng cần chú trọng đến việc kiểm tra trước khi duyệt các hồ sơ vay.

Việc thu thập thơng tin kịp thời, chính xác là hoạt động tối thiểu cần làm đầu tiên khi thực hiện công tác kiểm tra trước khi cho vay. Công việc này bao gồm thông tin về năng lực pháp lý cũng như tư cách pháp lý của khách hàng; mơ hình tổ chức nếu khách hàng là doanh nghiệp, lịch sử vay hoặc lịch sử hoạt động, năng lực quản trị tại doanh nghiệp, thông tin vĩ mơ về ngành nghề, ngồi ra cũng cần nắm các thông tin vi mô như khách hàng của nhóm đi vay, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, hệ thống mạng lưới tiêu thụ, phân phối, thị phần của doanh nghiệp và doanh thu.

Trước khi cho vay, cũng cần phải phân tích đánh giá được các lợi ích và rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt trong quan hệ với nhóm các khách hàng, các cơ hội khách hàng có thể đem lại cho ngân hàng.

Kế đến, quy trình tín dụng cần đưa ra các trường hợp có thể phát sinh trong quá trình cho vay. Điều này đảm bảo rằng công tác giải ngân được triển khai đúng tiến độ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trong các giao dịch thông qua các chứng từ giải ngân, chắc chắn rằng hoạt động giải ngân phải đúng các quy định pháp luật và đảm bảo đúng mục đích.

Sau cùng, ngân hàng cần kiểm tra hoạt động sau khi vay nhằm bao quát, kiểm sốt được tình hình sử dụng nguồn vốn vay của đối tượng khách hàng, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn có đúng theo cam kết và mục đích ban đầu khi kí kết hay chưa, trong q trình đó, có thể xuất hiện những thay đổi về nhân sự quản lý của đối tượng vay, cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, quy mơ thị trường…đối với từng thay đổi, ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Quy trình, thủ tục tín dụng hiện nay vẫn còn khá rườm rà, tốn nhiều thời gian của cán bộ tín dụng, chưa linh hoạt có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng: Cải cách hành chính trên tất cả các mảng nghiệp vụ, đến từng bộ phận, phòng ban nhằm đảm bảo các mục tiêu: Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản và minh bạch các thủ tục, quy trình,

quy chế xử lý cơng việc; Tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận và thực hiện dịch vụ Agribank Bù Nho, nhất là nghiệp vụ tín dụng; Tạo thuận lợi cho các bộ phận liên quan giải quyết cơng việc nhanh chóng, hiệu quả.

Việc kiểm tra và giám sát thường xuyên các quy trình quy chế tín dụng góp phần giúp ngân hàng đưa ra những sáng kiến nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ tín dụng, giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, đảm bảo tài sản an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng. Chính từ việc thường xun rà sốt sẽ giúp các ngân hàng đảm bảo dịng ln chuyển tài chính ln được thơng suốt góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Ngoài ra, việc đồng bộ các mẫu biểu, các quy trình cũng cần được thống nhất cho tất cả các hồ sơ trình ký và xét duyệt. Bên cạnh đó, cũng cần mạnh dạn loại bỏ những quy trình và biểu mẫu khơng phù hợp.

Chi nhánh ngân hàng Bù Nho cũng phải áp dụng chặt chẽ hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Việc tự kiểm tra kiểm soát nội bộ giúp cán bộ nhân viên tại chi nhánh có ý thức độc lập đánh giá, tự kiểm điểm tự phê bình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank. Ngân hàng cũng cần xây dựng các cơ chế, quy chế và quy trình kiểm tra nội bộ nhằm giám sát phịng ngừa các rủi ro, các hành vi phạm pháp có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và việc giám sát đảm bảo thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Agribank Bù Nho. Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện các đề mục kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên chương trình giao dịch trực tuyến (IPACAS) nhằm mực tiêu phục vụ cho việc tthu thập thông tin cũng như dữ liệu của tất cả các nghiệp vụ được thực hiện trong hệ thống. Từ đó sẽ có đủ cơ sở dữ liệu tham mưu, hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo của ngân hàng giám sát công việc và định hướng cũng như điều chỉnh nhân viên thực hiện tốt các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Bù Nho – Bình Phước (Trang 78 - 80)