Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Keo lai tại tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI KEO LAI (ACACIA MANGIUM VÀ ACACIA AURICULIFORMIS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC (Trang 35 - 39)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Keo lai tại tỉnh Gia Lai

Theo kết Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 của Bộ NNvàPTNT về việc cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2018, tổng diện tích có rừng của Gia Lai là 632.193 ha, trong đó rừng trồng là 88.567 ha, độ che phủ là 40,8%. Cây trồng rừng chủ yếu là Thông ba lá với chức năng phòng hộ và cung cấp nhựa. Cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là Keo các loại, một diện tích nhỏ là Bạch đàn và Bời lời đỏ.

Diện tích rừng trồng lớn nhất hiện nay là các lồi keo, trong đó Keo lai có nguồn gốc hom, mô chiếm tới trên 90%. Việc trồng rừng được triển khai theo các văn bản quy định về trồng rừng sản xuất, theo các hướng dẫn của Bộ NN và PTNT, sởNN và PTNT Gia Lai. Kết quả tổng hợp các biện pháp kỹ thuật gieo ươm tạo cây con và trồng rừng Keo lai đã và đang áp dụng tại một số các Ban quản lý rừng phịng hộ, cơng ty MDF Vinarfor Gia Lai và công ty TNHHMTV Lâm nghiệp ở tỉnh Gia Lai như sau:

Bảng 4.1. Thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai tại khu vực

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

I Chuẩn bị mặt bằng và trồng rừng:

1 Lồi cây trồng Keo lai mơ và hom do vườn ươm của cơng ty sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2

Mật độ và phối trí, bố trí theo điều kiện địa hình

+ Phương pháp làm đất cơ giới:

- Mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng cách hàng 3,0m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu, nơi làm đất khoan hố thuận lợi, tăng độ phì cho cây trồng.

+ Phương pháp làm đất thủ công: p dụng với địa hình dốc >10 độ.

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

- Mật độ: 1.666 cây/ha. Hàng cách hàng 3,0m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu, áp dụng đối với nhóm đất đỏ vàng điều kiện lập địa không hạn chế trong sử dụng.

- Mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng cách hàng 2,5m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu. Áp dụng đối với nhóm đất xám điều kiện lập địa sử dụng bình thường.

3

Phương thức, phương pháp trồng

Trồng toàn diện thuần loài theo lơ và cây con có bầu PE.

4 Thời vụ trồng Trồng vào đầu mùa mưa: Từ tháng 8 - 10 hoặc tháng 5- tháng 8) tùy theo khu vực Đông hay Tây trường Sơn

5 Tiêu chuẩn cây con

- Tuổi 3,5÷4,0 tháng, cây 1 thân, cao 25÷35cm, đường kính cổ rễ 3,0÷3,5mm, khơng bị cong queo, cụt ngọn và sâu bệnh. Cây con sau khi tập kết, vận chuyển đến địa điểm trồng rừng được chăm sóc để thích nghi với điều kiện mơi trường tại khu vực trồng rừng trước khi đem trồng.

6 Xử lý thực bì

- Xử lý thực bì sau khai thác, phát thực bì cịn lại băm dập cành nhánh xếp thành đống nhỏ theo đường đồng mức; hoặc thu gom cành, nhánh thành những đống nhỏ xử lý cục bộ; đối với những cây gãy đổ hoặc chết đứng thì không tiến hành thu gom mà giữ nguyên hiện trạng nhằm tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Lưu ý trong quá trình xử lý thực bì cần bảo vệ nghiêm ngặt cây bản địa tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo đa dạng sinh học.

- Phun thuốc diệt cỏ áp dụng đối với diện tích cỏ tranh, cỏ mỹ, cỏ đuôi chồn, khi cỏ mọc cao 30-40 cm trên toàn bộ diện tích thì tiến hành phun thuốc, định lượng ≤ 04lít/ha, thu gom can đựng thuốc.

7 Làm đất

+ Phương pháp làm đất cơ giới (Khoan hố): Đường kính 60 cm, sâu 60 cm.

+ Phương pháp làm đất thủ cơng (Cuốc hố): Kích thước 40x40x40cm.

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

8 Bón lót, lấp hố

Dùng lớp đất mặt tươi xốp lấp 1/3 hố kết hợp bón phân lân Văn Điển định lượng 150g/hố. Trộn đều phân + đất tiến hành lấp đầy hố, thời gian thực hiện trước khi trồng 1÷2 tuần.

9

Vận chuyển, rải cây và trồng

- Cây con sau khi đã làm quen với điều kiện mơi trường thì tiến hành vận chuyển đến từng lơ rừng để trồng rừng. Trong q trình bốc xếp, vận chuyển cây giống không để dập nát, vỡ bầu… rải cây sát miệng hố và tiến hành trồng ngay khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

- Kỹ thuật trồng: Xé bỏ túi bầu trước khi trồng, tránh để vỡ bầu.

Đặt cây thẳng đứng chính giữa hố, vun đất nhỏ lấp đầy 1/3 hố còn lại, dùng tay nén nhẹ xung quanh bầu để đảm bảo độ chặt vừa phải. Lấp đất qua mặt bầu từ 2 - 3cm để cây không bị nghiêng ngả và trơ rễ, bảo đảm ở những nơi địa hình bằng phẳng khơng bị đọng nước khi trời mưa lớn kéo dài.

10 Trồng dặm

Kiểm tra sau khi trồng 15÷20 ngày, trồng dặm vào những cây bị chết. Cây trồng dặm cùng lồi với cây trồng chính. Trồng dặm 1-2 lần để rừng trồng đảm bảo độ đồng đều và mật độ thiết kế ban đầu..

11

Vệ sinh khu vực trồng rừng

Tuyệt đối không vứt bừa bãi rác thải trên hiện trường làm ô nhiễm mơi trường. Sau khi trồng phải thu gom tồn bộ rác thải rắn như: vỏ bầu, bao đựng cây giống, phân bón, xăng dầu và rác thải khác để giao cho cơ quan có chức năng xử lý rác thải.

II Chăm sóc và QLBV rừng năm 1:

1 Chăm sóc rừng.

a Chăm sóc lần 1

* Thời gian thực hiện: Sau khi trồng 1÷2 tháng.

* Biện pháp kỹ thuật: Dãy cỏ xung quanh gốc đường kính rộng từ 0,8÷1,0 m, sâu 15-20cm. Bón thúc100g phân NPK (16-16-8-9S)/hố, rải đều phân xung quanh hố xới cách gốc khoảng 10-15 cm sau đó dùng đất tơi xốp lấp kín phân.

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

b Chăm sóc lần 2

* Thời gian thực hiện: Vào nửa cuối mùa mưa nhằm không để lại vật liệu cháy khi vào mùa khô.

* Biện pháp kỹ thuật:

+ Đối với làm đất thủ cơng:

- Phát tồn diện thực bì (chừa lại cây tái sinh tự nhiên) gốc phát cịn lại khơng quá 20cm.

+ Đối với làm đất cơ giới kết hợp với thủ cơng :

- Phát tồn diện thực bì phần khơng cày (chừa lại cây tái sinh tự nhiên) gốc phát cịn lại khơng q 20cm.

- Cày lật đất theo băng giữa hai hàng cây (phần diện tích khơng phát) rộng 1,3 – 1,5 m sâu 15-20 cm. Chỉ áp dụng phát thực bì tồn diện thay cho cày chăm sóc đối với những diện tích có địa hình dốc khơng thể cày chăm sóc được. Chi phí được tính theo định mức phát thực bì phần khơng cày.

2

Bảo vệ, phịng chống cháy rừng

- Thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác phòng chống chặt phá, lấn chiếm rừng và đất rừng, phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại và gia súc phá hoại.

- Kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm sở tại để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công nhân viên về cơng tác bảo vệ và phịng chống cháy rừng, tuyên truyền, phổ biến cho các hộ dân trồng rừng và đồng bào dân tộc trong vùng dự án về các biện pháp quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

- Vào đầu mùa khô tiến hành phát dọn sạch xung quanh lô, làm đường băng cản lửa rộng 6÷8m (Băng trắng hoặc băng xanh), phát dọn sạch thực bì, vật liệu dễ cháy trên đường băng.

III.Thiết kế các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và QLBVR năm 2 Nội dung công

việc Yêu cầu công việc

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

<10 cm

Chăm sóc lần 2 Phát sạch thực bì trên tồn bộ diện tích chiều cao gốc phát <10 cm

Phịng chống cháy rừng

Phát và dọn thực bì xung quanh lơ trồng rừng chiều rộng băng phát 4 m, ngoài ra với những lơ có diện tích lớn thì lơ dọn sạch một đường chiều rộng 1m

Quản lívàbảo vệ rừng

Kiểm tra và ngăn ngừa mọi tác nhân phá hại cây trồng của con người, gia súc, sâu bệnh và cháy rừng.

IV. Thiết kế các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và QLBVR năm 3

Chăm sóc lần 1 Phát sạch thực bì trên tồn bộ diện tích chiều cao gốc phát <10 cm

Chăm sóc lần 2 Phát sạch thực bì trên tồn bộ diện tích chiều cao gốc phát <10 cm

Phịng chống cháy rừng

Phát và dọn thực bì xung quanh lơ trồng rừng chiều rộng băng phát 4 m, ngoài ra với những lơ có diện tích lớn thì lơ dọn sạch một đường chiều rộng 1m

Quản lívàbảo vệ rừng

Kiểm tra và ngăn ngừa mọi tác nhân phá hại cây trồng của con người, gia súc, sâu bệnh và cháy rừng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI KEO LAI (ACACIA MANGIUM VÀ ACACIA AURICULIFORMIS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)