Sơ đồ lấy mẫu đất tại các OTC tại khu vực nghiêncứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI KEO LAI (ACACIA MANGIUM VÀ ACACIA AURICULIFORMIS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC (Trang 27)

- Mẫu đất được lấy về hong khơ trong bóng râm, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn, kết von. Sau đó giã nhỏ bằng cối đồng và chày có đầu bọc bằng cao su, rồi rây đất qua rây có đường kính 1mm. Riêng đất để phân tích mùn thì giã bằng cối và chày sứ và rây qua rây 0.25mm.

- Các mẫu đất được được xử lý và phân tích tại phịng thí nghiệm Trung

tâm Nghiên cứu lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo phương pháp sau đây:

+ pHKCl xác định bằng máy đo chuyên dụng.

+ Đạm dễ tiêu (N, mg/100g đất) được xác định theo phương pháp Chiurin-Comoonova.

+ Phốt pho dễ tiêu (mg/100g đất) được xác định theo phương pháp Oniani.

+ Kali dễ tiêu (mg/100g đất) được xác định theo phương pháp quang kế ngon lửa.

+ Phương pháp xác định thành phần cấp hạt theo phương pháp ống hút Robinson.

+ Đạm tổng số xác định bằng phương pháp trong TCVN 6645:2000 Và Lân tổng số xác định bằng phương pháp trong TCVN 8940:2011.

- Khí hậu thủy văn: Thu thập số liệu của trạm khí tượng thủy văn Đăk

Đoa, KBang, Mang Yang, Kong Chro và Ia Grai trong 2 năm 2017 và 2018.

Nội dung 2: Đánh giá sinh trƣởng, tăng trƣởng (D1,3, Hvn, Dt, M) của rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu

Trên các ô tiêu chuẩn tiến hànhthuthậpsố liệu: Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu tầng cây cao :

+ Đo chu vi thân tại vị trí 1,3 m (D1.3) cho tất cả các cây trong OTC bằng thước dây 1,5 m, độ chính xác là 0,1 cm.

+Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo bằng thước Sunto, đo từ mặt đất lên đỉnh sinh trưởng cao nhất, có sai số 0,1 mét.

+Độ tàn che tầng cây cao được xác định bằng phần mềm Gap Light Analysis Mobile App cho từng OTC. Mỗi OTC đo 8-10 điểm rồi lấy giá trị

trung bình tính cho OTC.

+ Đánhgiáphẩmchấtcủacáccá thểtheo3 mức chất lượng (A,B,C):

* Cây tốt (A): là những cây một thân có Hvn, D13 cao hơn Hvn và D13 những cây trung bình, hình thân thẳng, tán đều, không bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, không gãy ngọn, không sâu bệnh, độ thon cây đồng đều.

* Cây trung bình (B): là những cây có Hvn, D13 gần đạt đường kính chiều cao trung bình trở lên, tán hơi bị lệch, bị chèn ép một phần, tán vẫn nằm trong

tầng tán chính của rừng, thân có thể hơi cong, khơng gãy ngọn và ít bị sâu bệnh. * Cây xấu (C): là những cây bị chèn ép, tán nằm dưới tầng tán chính của rừng, có Hvn, D13 dưới trung bình, hoặc cây cong queo, sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên kém, thân bị cong hoặc bị tổn thương.

Biểu 2.2. Phiếu điều tra tầng cây cao

Địa điểm………Độ cao………Ngày điều tra……… Trạng thái rừng…Độ dốc………Người điều tra…… OTC số…….Hướng dốc….Người kiểm tra………..

TT Tên cây D1,3 (cm) Hdc (m) Hvn (m) Dt (m) Phẩm chất ĐT NB TB A B C 1 …

Nội dung 3: Đánh giá ảnh hƣởng của một số yếu tố lập địa (địa hình, đặc điểm đất, khí hậu..) đến sinh trƣởng của Keo lai

Dựa vào kết quả tính toán mối quan hệ tuyến tính 1 lớp, hay nhiều lớp giữacác chỉ tiêu sinh trưởng D, H với một số nhân tố lập địa…với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu

Từ kết qủa nghiên cứu, đánh giá phân tích và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng xuất cây trồng.

2.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp; việc nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu quan trọng các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng của cây rừng sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 hoặc 2 nhân tố, m lần lặp, các tiêu chuẩn U, χ2 của Pearson,tương quanPearson và hồi quy đa biếntrong SPSS bằng phần

Chƣơng 3.

KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 800 - 900 mét so với mực nước biển. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đơng. Phía đơng của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.

3.1.2.Địa hình

Gia Lai có độ cao trung bình 800 - 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện KBang: 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sơng Ba:100m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính: địa hình đồi núi, địa hình cao ngun và địa hình thung lũng.

3.1.3. Khí hậu

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa,độ ẩm cao, có lượng mưa lớn, khơng có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 –25o

. Các khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 vùng khí hậu:

- Khí hậu vùng Đơng trường Sơn (huyện Đăk Pơ, KBang, Kong Chro):Lượng mưa bình quân năm từ 1.200 -1.750mm; Nhiệt độ trung bình

23°C; Nhiệt độ cao nhất 35°C (từ tháng 6 - 7); Nhiệt độ thấp nhất 12°C (tháng 12); Độ ẩm bình quân 80 - 85%; Độ ẩm cao nhất 95%; Độ ẩm thấp nhất

65%.Mùa mưa tháng 7 - 12: Mùa khơ tháng 01 - 6; Gió mùa Đơng Bắc tháng 8 - 11; Gió mùa Tây Nam tháng 12 - 7 năm sau.

Khí hậu vùng Tây Trường Sơn (Mang Yang, Ia Grai, Đăk Đoa):Lượng

mưa bình quân năm từ 2.200 - 2.500 mm; Nhiệt độ trung bình năm 21.8°C; Cao nhất 36°C; Thấp nhất 5.8°C.Độ ẩm bình quân năm: 81%.Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

3.1.4. Thủy văn

Gia Lai có hai hệ thống sơng chính là hệ thống sơng Ba và hệ thống sơng Sê San, ngồi ra cịn có các phụ lưu của sông Sêrêpok.

3.1.5. Tài nguyên đất

Theo phân loại của FAO - UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm 5 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen dốc tụ và đất xói mịn trơ sỏi đá, trong đó có nhóm đất đỏ vàng: đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 756.433 ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. Đây cũng là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng. Đất thích hợp cho các loại cây cơng nghiệp dài ngày, yêu cầu độ phì cao nhưcà phê, chè, cao su và các loại cây ăn quả.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Cơ sở hạ tầng

- Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có các tuyến quốc lộ quan trọng đi

qua: quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh dài hơn 113 km, nối Gia Lai với tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam bộ về phía Nam; quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh dài 180 km nối Gia Lai với cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) về phía Đơng và các tỉnh Đơng Bắc Campuchia về phía Tây; quốc lộ 25 đoạn qua tỉnh dài 112 km nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên; quốc lộ 14C chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, đoạn qua tỉnh dài hơn 110 km, là trục dọc quan trọng của Gia Lai

và của cả vùng Tây Nguyên theo hướng Bắc - Nam; đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh từ Quảng Nam đến Lâm Đồng, đoạn qua tỉnh dài khoảng 235 km. Gia Lai có mạng lưới đường tỉnh khá phát triển gồm 11 tuyến với tổng chiều dài gần 540 km đi đến hầu hết các địa phương trong tỉnh; hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa, 100% số xã có đường đến trung tâm xã vào mùa khô. Hệ thống đường đô thị của tỉnh có tổng số 656 km, phần lớn đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

- Đường hàng không: Năm2015 ga đã được nâng cấp và mở rộng đường

cất hạ cánh và sân đỗ máy bay. Ga hàng không Pleiku đã nối chuyến đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Đã tiếp nhận các loại máy bay tầm cỡ lớn như A320, A321. Các tuyến vận tải và tần suất cũng ngày càng được nâng lên cụ thể: thành phố Hồ Chí Minh 7 chuyến/ngày, Hà Nội 2 chuyến/ngày. Đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

- Hệ thống cấp nước tại các đơ thị được đầu tư góp phần nâng tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch lên trên 90% và dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 85%.

- Các cơng trình thủy lợi đã phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp; trong 5 năm đã xây dựng mới 19 cơng trình thủy lợi phục vụ tưới 8.000 ha; đến cuối năm 2015 tồn tỉnh có 340 cơng trình phục vụ tưới 48.000 ha cây trồng.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhà máy thủy điện (NMTĐ) Ialy cơng suất 720 MW (4 x 180 MW), hàng năm cung cấp cho hệ thống điện Việt Nam khoảng 3,6 tỷ Kwh. Các thuỷ điện đã xây dựng và hoàn thành như: Nhà máy thủy điện Sê San 3, công suất 260 MW; Nhà máy thủy điện Sê San 3A, công suất 108MW, Nhà máy thủy điện Sê San 4, công suất 310MW; Nhà máy thủy điện Sê San 4a, công suất 63MW…

3.2.2. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh Gia Lai

- Nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn ni: Tồn tỉnh hiện trồng nhiều loại

cây công nghiệp, lương thực như cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, ngơ, sắn ...trong đó có 79.732 ha cây cà phê, 102.640 ha cao su, 17.177 ha cây điều, 14.505 ha hồ tiêu, 38.570 ha mía, 51.591 ha ngơ, 63.747 ha cây sắn, 4.133 ha cây thuốc lá… Thích hợp để xây dựng nền nơng nghiệp sinh học cơng nghệ cao.

Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh khá phù hợp việc phát triển diện tích đồng cỏ phục vụ cho chăn ni, đặc biệt là đại gia súc. Hiện đàn trâu, bò, heo cũng phát triển mạnh, Năm 2015 toàn tỉnh đàn trâu 14.482 con, đàn bò 431.875 con, đàn heo 445.049 con, là môi trường tốt để các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc với qui mô công nghiệp, gắn với xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản, thuộc da...và phát triển các loại vật nuôi khác như đà điểu, cừu, hươu sao..

- Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có: 623.281 ha (trong đó, 555.807 ha rừng tự nhiên, 67.474 ha rừng trồng). Năm 2015, trồng rừng tập trung 2.418 ha trong đó rừng sản xuất 1.602 ha và rừng phòng hộ, đặc dụng là 815,9 ha. Khóan bảo vệ, quản lý rừng là 127.984 ha và tỷ lệ rừng che phủ 46,1%. Gia Lai cịn có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ.

- Cơng nghiệp chế biến nơng sản:Gia Lai có nhiều loại nơng sản với sản

lượng lớn như: 201.012 tấn cà phê nhân, cao su 93.564 tấn mủ khô, tiêu 43.601 tấn, điều 14.057 tấn, thịt trâu bò hơi 18.605 tấn, thịt heo hơi 41.667 tấn …sản lượng nông sản lớn nên mở ra triển vọng cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển.

- Du lịch: Với điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch phong phú, đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối,

hồ. Cùng với sự hấp dẫn của thiên nhiên, Gia Lai cịn có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng thể hiện ở các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, làng kháng chiến Stor của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Ia Răng đã đi vào lịch sử.

Chƣơng 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Keo lai tại tỉnh Gia Lai

Theo kết Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 của Bộ NNvàPTNT về việc cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2018, tổng diện tích có rừng của Gia Lai là 632.193 ha, trong đó rừng trồng là 88.567 ha, độ che phủ là 40,8%. Cây trồng rừng chủ yếu là Thông ba lá với chức năng phòng hộ và cung cấp nhựa. Cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là Keo các loại, một diện tích nhỏ là Bạch đàn và Bời lời đỏ.

Diện tích rừng trồng lớn nhất hiện nay là các lồi keo, trong đó Keo lai có nguồn gốc hom, mơ chiếm tới trên 90%. Việc trồng rừng được triển khai theo các văn bản quy định về trồng rừng sản xuất, theo các hướng dẫn của Bộ NN và PTNT, sởNN và PTNT Gia Lai. Kết quả tổng hợp các biện pháp kỹ thuật gieo ươm tạo cây con và trồng rừng Keo lai đã và đang áp dụng tại một số các Ban quản lý rừng phịng hộ, cơng ty MDF Vinarfor Gia Lai và công ty TNHHMTV Lâm nghiệp ở tỉnh Gia Lai như sau:

Bảng 4.1. Thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai tại khu vực

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

I Chuẩn bị mặt bằng và trồng rừng:

1 Loài cây trồng Keo lai mô và hom do vườn ươm của công ty sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2

Mật độ và phối trí, bố trí theo điều kiện địa hình

+ Phương pháp làm đất cơ giới:

- Mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng cách hàng 3,0m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu, nơi làm đất khoan hố thuận lợi, tăng độ phì cho cây trồng.

+ Phương pháp làm đất thủ công: p dụng với địa hình dốc >10 độ.

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

- Mật độ: 1.666 cây/ha. Hàng cách hàng 3,0m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu, áp dụng đối với nhóm đất đỏ vàng điều kiện lập địa không hạn chế trong sử dụng.

- Mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng cách hàng 2,5m song song với đường đồng mức, cây cách cây 2,0m, phối trí theo hình nanh sấu. Áp dụng đối với nhóm đất xám điều kiện lập địa sử dụng bình thường.

3

Phương thức, phương pháp trồng

Trồng toàn diện thuần loài theo lơ và cây con có bầu PE.

4 Thời vụ trồng Trồng vào đầu mùa mưa: Từ tháng 8 - 10 hoặc tháng 5- tháng 8) tùy theo khu vực Đông hay Tây trường Sơn

5 Tiêu chuẩn cây con

- Tuổi 3,5÷4,0 tháng, cây 1 thân, cao 25÷35cm, đường kính cổ rễ 3,0÷3,5mm, khơng bị cong queo, cụt ngọn và sâu bệnh. Cây con sau khi tập kết, vận chuyển đến địa điểm trồng rừng được chăm sóc để thích nghi với điều kiện môi trường tại khu vực trồng rừng trước khi đem trồng.

6 Xử lý thực bì

- Xử lý thực bì sau khai thác, phát thực bì cịn lại băm dập cành nhánh xếp thành đống nhỏ theo đường đồng mức; hoặc thu gom cành, nhánh thành những đống nhỏ xử lý cục bộ; đối với những cây gãy đổ hoặc chết đứng thì khơng tiến hành thu gom mà giữ nguyên hiện trạng nhằm tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Lưu ý trong quá trình xử lý thực bì cần bảo vệ nghiêm ngặt cây bản địa tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo đa dạng sinh học.

- Phun thuốc diệt cỏ áp dụng đối với diện tích cỏ tranh, cỏ mỹ, cỏ đuôi chồn, khi cỏ mọc cao 30-40 cm trên toàn bộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI KEO LAI (ACACIA MANGIUM VÀ ACACIA AURICULIFORMIS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)