Sau Khi Quyết Định

Một phần của tài liệu 5930-xuyen-qua-noi-so-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 75 - 78)

1. Vứt bỏ “bức tranh” mà bạn đã hình dung. Sau khi quyết định, chúng ta thường kỳ vọng điều mình mong muốn sẽ xảy ra. Điều bạn hình dung trong tâm trí có thể giúp bạn mạnh dạn đưa ra quyết định. Song một khi đã quyết định rồi, hãy cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên. Do không thể nào kiểm soát tương lai, bạn sẽ chán nản nếu sự việc không diễn ra như ý. Nỗi thất vọng khiến bạn bỏ lỡ những điều tốt đẹp có thể đến bất cứ lúc nào. Nếu chỉ nghĩ đến một hướng kết quả nhất định, bạn sẽ có nguy cơ bỏ lỡ những cơ hội khác. Trong khi đó, những cơ hội bất ngờ nhiều khi đáng giá hơn kết quả mong đợi ban đầu. Nếu chỉ chăm chăm vào “kết quả phải xảy ra”, có thể bạn sẽ lỡ mất cơ hội tận hưởng bản chất sự việc hoặc trải nghiệm sự việc theo một cách thức hồn tồn khác biệt với những gì bạn tưởng tượng.

cách đổ lỗi cho người khác nếu mọi việc không diễn ra như ý. Khi cổ phiếu biến động, tôi đâm ghét nhân viên môi giới chứng khốn đã giới thiệu cổ phiếu đó cho tơi. Phải can đảm lắm tơi mới có thể tự nhủ rằng: “Là do mình quyết định mua đấy chứ, có ai bắt ép mình đâu!”. Tơi than vãn cho đến khi tìm thấy cơ hội từ quyết định đen đủi của mình. Và tơi đã “sáng” ra rất nhiều từ bài học đó! Tơi nhận ra mình phải tự tìm hiểu nhiều hơn về thị trường chứng khốn, thay vì trơng cậy hồn tồn vào ý kiến nhân viên mơi giới. Tơi nhận ra mình lo lắng về mặt tài chính và phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tơi nhận ra rằng mình có thể thua lỗ vì chứng khốn, nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn như trước. Tơi nhận ra rằng nếu lần sau mình có bị thua lỗ thì cũng chẳng có gì là q nghiêm trọng, và rằng thị trường chứng khoán rồi sẽ đi lên như thực tế đã diễn ra tám tháng sau đó. Khi nhìn sự việc dưới góc độ đó, tơi bỗng thấy quyết định của mình chẳng tệ chút nào. Một khi đã tìm thấy cơ hội trong mọi quyết định, bạn sẽ dễ dàng nhận trách nhiệm khi thực hiện nó hơn.

Khi biết chịu trách nhiệm, bạn sẽ cảm thấy ít giận dữ với thế giới xung quanh và cả chính mình!

3. Đừng bảo thủ, hãy thay đổi! Điều quan trọng nhất là hãy hết lòng với bất kỳ quyết định nào mà bạn đưa ra. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện khơng xảy ra như ý thì hãy thay đổi quyết định đó! Nhiều người trong chúng ta cứ nhất mực giữ nguyên quyết định “đúng”, hoặc dù khơng thích con đường đang đi nhưng ta vẫn không dám bước sang con đường khác. Theo tôi, đây là một việc rồ dại. Biết mình khơng thích điều gì là một nhận thức có lợi. Khi đó, bạn chỉ cần thay đổi con đường đã chọn là xong. Nhưng tơi biết có những người cứ thay đổi xồnh xoạch với cái cớ “cần phải thay đổi”. Điều tơi đang nói là hoàn toàn khác: nếu bạn thật sự muốn làm một việc gì, hãy tồn tâm tồn ý với nó, và chỉ khi nhận ra nó thực sự khơng thích hợp với mình thì hãy nghĩ đến việc thay đổi hướng đi.

Khi quyết định thay đổi con đường đã chọn, bạn thường sẽ gặp phải những lời phê bình, chỉ trích của người xung quanh. “Con muốn đổi việc nghĩa là sao? Con đã bỏ ra 5 năm trời để tạo dựng sự nghiệp nha sĩ kia mà? Vậy là bao nhiêu tiền bạc, thời gian coi như đổ sơng đổ biển!”. Hãy giải thích cho mọi người hiểu rằng chẳng có gì phí hồi ở đây cả. Chỉ đơn giản là lựa chọn này chỉ đúng với bạn tại thời điểm trước đó mà thơi. Trên hành trình trải nghiệm, bạn học hỏi và lĩnh hội được thêm nhiều thứ và giờ đây quyết định đó đã khơng cịn thích hợp với bạn nữa. Đã đến lúc thay đổi, và chỉ thế thôi.

Trong tác phẩm “Actualizations” (Hiện Thực Hóa Ước Muốn), tác giả Stewart Emery đã giới thiệu một mơ hình tuyệt vời có thể giúp bạn thay đổi phương hướng trong cuộc đời. Ông đã nhận ra điều này khi ngồi trong khoang lái của một chiếc máy bay trên đường đến Honolulu

(Hawaii, Mỹ). Ông chú ý đến một thiết bị mà cơ trưởng gọi là hệ thống hướng dẫn định vị. Thiết bị này có tác dụng nhận biết máy bay trong khoảng 1 km so với đường băng và trong vòng năm phút so với thời điểm hạ cánh dự kiến. Hệ thống này sẽ nhắc nhở ngay mỗi khi máy bay chệch hướng. Cơ trưởng giải thích họ sẽ đáp xuống Hawaii đúng giờ dù “phạm lỗi trong

suốt 90% quãng thời gian bay”. Từ đây, Emery đưa ra kết luận: “Như vậy, quãng đường chúng

ta đi bắt đầu từ sai lầm thứ nhất đến sai lầm thứ hai rồi sai lầm thứ ba... cuối cùng tất cả đều được điều chỉnh lại. Nghĩa là, thời điểm duy nhất mà chúng ta thật sự đi đúng hướng là lúc chúng ta băng ngang qua con đường zích zắc đó”. Phân tích này cho thấy điểm cốt lõi trong cuộc sống là chúng ta khơng nên sợ quyết định sai lầm, mà chính là học hỏi để sửa chữa sai

lầm! Khái niệm về mơ hình này của tơi như sau:

Có rất nhiều dấu hiệu bên trong giúp bạn nhận biết đâu là thời điểm để điều chỉnh sự việc, trong đó hai dấu hiệu rõ nét nhất chính là cảm giác bối rối và khơng thỏa mãn. Trớ trêu thay, đây lại là hai dấu hiệu tiêu cực chứ khơng hề tích cực. Tơi biết bạn khó có thể đồng tình với tơi về điều này, nhưng quả thật nỗi buồn có lợi cho bạn, bởi nó mách bảo cho bạn biết mình đang đi chệch hướng và phải tìm cách quay lại con đường đúng. Và một người bạn của tôi từng bảo: “Nếu khơng thay đổi phương hướng, có thể bạn sẽ kết thúc ngay tại điểm khởi đầu”.

Nỗi đau thể xác là một điều có lợi thấy rõ, mặc dù nó chẳng dễ chịu chút nào. Đó là triệu chứng cho thấy có gì đó bất ổn đang xảy ra với cơ thể bạn. Ví dụ, việc ý thức về cơn đau ở phần bụng dưới bên phải là dấu hiệu của chứng viêm ruột thừa sẽ cứu mạng bạn. Nếu khơng chú ý đến triệu chứng đó, bạn có thể mất mạng. Nỗi đau về tinh thần cũng là một ân phước vì nó cho bạn biết cuộc sống hiện tại của bạn có điều bất ổn và cần được sửa đổi - có thể là nhận thức của bạn về thế giới xung quanh hoặc những gì bạn đang làm trong cuộc sống, hoặc cả hai. Sự đau đớn đơn giản báo cho bạn biết: “Này, cái này không ổn!”.

Để tìm được con đường quay trở lại hướng đi thích hợp, bạn cần trải qua một quá trình khám phá thơng qua các loại sách ni dưỡng tâm hồn, những khóa rèn luyện ngắn hạn, bạn bè, các nhóm hỗ trợ, hoạt động trị liệu hoặc bất kỳ việc gì phù hợp với bạn khi bạn cần giúp đỡ. Miễn là bạn chịu mở lòng tìm kiếm, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ thế giới xung quanh. Hãy nhớ là: “Khi học viên đã sẵn sàng, thầy giáo ắt sẽ xuất hiện”. Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng nếu cứ khư khư bám lấy con đường đã chọn. Bạn sẽ không bao giờ đến đích. Nếu thường xuyên nhận ra các dấu hiệu cho thấy cần điều chỉnh, bạn sẽ đến đúng điểm mong muốn, hay chí ít là

cũng ngay cạnh đó.

Sau đây là các bước trong tiến trình ra quyết định mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi phải lựa chọn điều gì đó trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu 5930-xuyen-qua-noi-so-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)