Thời gian là một thứ dường như khơng bao giờ đủ, chính vì thế mà nó trở thành một trong những thứ giá trị nhất. Và đó cũng là một trong những món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể dành tặng cho nhau. Nhưng lúc nào thì chúng ta cho đi thời gian? Đó là khi bạn lắng nghe tâm sự của một người bạn, viết một lá thư cảm ơn, tham gia cơng tác xã hội, trở thành tình nguyện viên, hoặc đọc sách cho con nghe. Tất cả những việc đó vực bạn vượt qua chính mình và giúp bạn hành xử theo phần tốt đẹp trong con người bạn - phần yêu thương, vun đắp và rộng mở.
Một trong những học viên của tôi là David đã kể cho cả lớp nghe một ví dụ về việc cho đi thời gian. Anh làm tình nguyện viên cho dự án Holiday Project, chuyên tổ chức những buổi thăm viếng các bệnh viện vào dịp lễ Giáng Sinh. Theo David, đó là một hoạt động giúp anh “mở rộng trái tim”. Có lần anh hát cho một đứa bé đang bị hôn mê nghe. Người y tá bảo: “Anh cứ hát đi, cháu nghe thấy mà!”. Anh bảo đó là một cảm giác thật tuyệt vời và anh khuyên cả lớp hãy mở rộng lịng mình để làm những việc tương tự.
Một người bạn thân của tôi mới đây bị đột quỵ đã cảm thấy vô cùng biết ơn và vui sướng nhân dịp lễ Tạ Ơn. Trên chiếc xe lăn, anh đã tình nguyện tham gia giúp mọi người nấu bữa tiệc Tạ Ơn tại một nhà hàng cung cấp thức ăn miễn phí cho những người vơ gia cư. Và anh trân quý từng phút giây đó. Anh hiểu mình vẫn có giá trị, ngay cả sau khi bị đột quỵ.
Làm tình nguyện viên cịn là một cách thú vị để bạn trải qua những ngày nghỉ bên con cái. Một người bạn của tôi kinh ngạc khi con gái của chị, sau khi mở năm mươi hai món quà, đã nói: “Chỉ có vậy thơi ư?”. Và đó là lần Giáng Sinh cuối cùng kiểu đó đối với cơ bé. Giờ đây, mỗi năm chị và con gái tham gia vào dự án mà David đã nói ở trên và chị thấy rõ sự chuyển biến ở con mình. Thay vì cứ tự hỏi khơng biết năm nay mình sẽ nhận được q gì, cơ bé dành thời gian để làm những món quà mang đến bệnh viện tặng cho mọi người.
Có đơi điều tơi muốn nói với bạn về việc làm tình nguyện viên nói chung. Trong suốt những năm cơng tác tại Floating Hospital, tơi đã có dịp quan sát rất nhiều tình nguyện viên ở đây. Nhìn chung, có hai nhóm. Một là những người ý thức rõ giá trị cống hiến của mình, nhóm kia thì khơng. Và sự khác biệt giữa hai nhóm đó thật lớn!
Nhóm thứ hai là những người tuy giúp đỡ người khác nhưng không làm bằng tâm nguyện
cho đi mà vì nghĩa vụ phải làm. “Tơi nghĩ mình nên đền đáp lại cộng đồng”. Một số lấy những
việc này để chứng minh cho mọi người thấy họ là “người tốt”. Nói vậy khơng có nghĩa là họ khơng hề cống hiến gì. Có đấy chứ, cho dù một số rõ ràng khơng giúp ích gì cho người khác! Lúc nào họ cũng nghĩ đến cái tơi của mình. Đó là những người khơng quan tâm đến cái mà Floating Hospital đang cần mà chỉ chú ý đến việc thỏa mãn cái tơi của họ. Chính vì thế, họ gây trở ngại hơn là giúp đỡ các nhân viên ở đây. Điều tệ hơn là họ khơng hề tìm thấy một chút cảm giác hài lòng hay giá trị bản thân nào qua sự cống hiến này.
Trong khi đó, những người ý thức được giá trị của mình lại hồn tồn khác hẳn. Họ làm việc một cách âm thầm, lặng lẽ nhưng đâu ra đấy. Hầu như chúng tôi chưa yêu cầu là họ đã đáp ứng. Họ chăm chỉ làm việc đúng giờ và không bao giờ vắng mặt khi cần. Họ làm tất cả những gì có thể, cho dù đó là cơng việc của kẻ hầu người hạ. Họ lấy điều đó làm niềm vui và ý thức được sự hữu dụng của mình. Họ hiếm khi nói về những việc mình làm, họ cứ thế mà làm thôi. Và họ được mọi người yêu mến vì những gì đã cống hiến.
Sự khác biệt trong cách sống khi biết mình có giá trị và khơng có giá trị thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn chưa nhận thấy mình có giá trị, hãy thử hành động như thể bạn có giá trị thật sự. Hãy tự hỏi: “Nếu mình là người có giá trị, mình sẽ làm gì trong tình huống đó? Mình sẽ hành xử như thế nào?”. Điều này sẽ rất hiệu quả đấy.
Do đó, hãy nhận thức giá trị của bạn, hoặc hành xử như thể bạn là một người có giá trị và biết
cho đi thời gian của mình. Đó là một món q ngoài sức tưởng tượng!