BẠN VẪN THÀNH CƠNG VÌ BẠN ĐÃ DÁM THỬ.
Một học viên của tơi sợ bị xem là “nói nhiều hơn làm” nếu cứ thất bại hết lần này đến lần khác. Khơng hề có thất bại nào cả nếu bạn thật sự quyết tâm tiến lên. Trải nghiệm đầu tiên của tôi trong thế giới xuất bản sau đây là một ví dụ hồn hảo cho lập luận này:
Mấy năm trước, tơi có ý định xuất bản một tập thơ. Do khơng biết chút gì về việc này, nên tơi đã nói chuyện với khơng biết bao nhiêu người để xem mình nên làm những gì. Tơi đăng ký học một khóa xuất bản sách; tơi gọi cho những người không quen biết làm ở những nhà xuất bản khác nhau (và vô cùng ngạc nhiên khi thấy hầu hết họ đều sẵn lịng giúp đỡ mình); tơi gửi bản thảo đến hơn hai mươi nhà xuất bản và lần lượt nhận những lời từ chối. Tuy vậy, tơi vẫn khơng ngừng nói về sự nghiệp viết lách của mình. Tơi biết chắc sẽ có người bảo rằng: “Cơ ấy tưởng mình là ai kia chứ? Đời nào có chuyện đó”. Một hơm trong buổi ăn trưa, Ellen Car - vốn là một trợ lý kinh doanh và giờ đây đã trở thành người bạn thân thiết của tôi - cùng tôi quyết định viết và tự xuất bản một quyển sách nhỏ hướng dẫn xin việc dành riêng cho phụ nữ. Một lần nữa, tôi lại chia sẻ về dự án của mình với mọi người quen biết và một loạt những chậm trễ xảy ra khiến mọi người ngờ rằng quyển sách ấy chẳng bao giờ được xuất bản. Nhưng tơi vẫn khơng ngừng nói về đề tài này, cả Ellen cũng thế, và chúng tôi đã gặp được nhiều người thú vị - những người đã dốc công sức giúp đỡ chúng tơi hồn thành dự án này. Cuối cùng, ngày vui cũng đến khi chúng tôi được cầm trên tay quyển sách của mình.
Trong mắt mọi người, có thể nói sự nghiệp viết lách của tôi đã khởi đầu bằng rất nhiều thất bại. Thế nhưng tơi hồn tồn khơng nghĩ thế! Mỗi bước tiến trên con đường đó đã giúp tơi thêm sẵn sàng để bước vào lĩnh vực này, cho dù kết cục có thể khơng giống như tơi hình dung ban đầu. Và tơi cịn biết cách đối diện với sự từ chối! Chia sẻ ý tưởng của bạn với thế giới xung quanh bằng cách khơng ngừng nói về nó có thể khiến nhiều người ngờ vực, tuy nhiên những cuộc trị chuyện như thế khơng chỉ giúp bạn thu nhặt những thơng tin đáng giá, mà cịn làm rõ
ý định thực hiện của bạn đối với ý tưởng đó! Ý định chính là một cơng cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo
ra điều mình mong muốn trong đời.
3. Thiết lập những điều ưu tiên. Điều này đòi hỏi bạn phải tự vấn. Hãy nghĩ xem bạn muốn gì trong cuộc sống. Đây là điều khơng phải ai cũng có thể nghiệm ra, bởi ngay từ bé chúng ta đã được dạy phải làm vui lòng người khác và cứ như thế, chúng ta đang xa rời những thứ thật sự làm mình hài lịng. Để mọi thứ dễ dàng hơn, ngay tại thời điểm hiện tại, hãy tự hỏi xem đâu là con đường phù hợp với các mục tiêu trong đời của bạn.
Có một điểm quan trọng bạn cần ghi nhớ là mục tiêu sẽ không ngừng thay đổi theo từng chặng đường đời và bạn phải không ngừng xem xét lại chúng. Quyết định của bạn ngày hơm nay có thể sẽ khác với quyết định của năm năm sau. Nếu bạn khó xác định các mục tiêu thì cũng đừng lấy làm lo lắng. Có thể bạn cần thêm quyết định và thử nghiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nữa để khám phá ra đâu là những điều ưu tiên. Ít ra, bạn đã bắt đầu chú ý xem mình là ai. Hãy cứ cho phép mình bối rối trong giai đoạn tự vấn, vì có trải qua giai đoạn này thì bạn mới nhận thức thấu đáo vấn đề.
4. Tin vào sự thơi thúc của bản thân. Tuy có thể gặp khó khăn trong q trình tìm kiếm “con người nội tại” nhưng thi thoảng, chính cơ thể bạn sẽ đưa ra một số dấu hiệu để mách bảo bạn nên đi theo con đường nào. Tiềm thức của chúng ta thường gửi đi những thông điệp giúp nhận biết đâu là chọn lựa tốt hơn tại mỗi thời điểm. Hãy chú ý đến tiếng nói sâu thẳm trong lịng mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chính bạn cũng có thể đưa ra cho mình những lời khuyên hữu ích.
“Tin vào trực giác” đã tạo ra một điều bất ngờ, và tơi đã tìm thấy một sự nghiệp mới. Ý định của tôi sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành tâm lý học là mở một văn phịng dịch vụ tư. Vài tháng sau, khi tơi điều trị cho bệnh nhân tại một phịng khám sức khỏe tâm thần thì cơ hội đến với tơi. Một người bạn là giám đốc điều hành Floating Hospital - một trung tâm sức khỏe lớn - nhờ tôi giúp đỡ. Bản năng mách bảo tôi nhận lời, cho dù công việc này không hề nằm trong kế hoạch ban đầu. Có điều gì đó trong tơi lên tiếng: “Cứ làm đi!”.
Được vài tháng, người bạn từ chức và tôi được đề bạt lên vị trí giám đốc điều hành trung tâm. Trong kế hoạch ban đầu của tơi khơng hề có chỗ cho vị trí quản lý đó. Trước kia, tơi chỉ xem mình là một người tiếp bước, chứ khơng phải là một người lãnh đạo và chưa bao giờ tơi có ý nghĩ sẽ chỉ huy người khác. Đâu đó trong tiềm thức của tơi biết rõ tơi có thể làm được điều này, và nó thúc đẩy tơi đồng ý nhận trọng trách mới. “Mình đang làm gì ở đây thế này?”, tơi tự hỏi khi trải qua cảm giác sợ hãi và bất ổn khi đảm nhận chức vụ được giao. Nhưng khi tiếp quản cơng việc, tơi bỗng nhận ra rằng mình u thích cơng việc quản lý và thậm chí là cịn rất có năng lực nữa. Thêm vào đó, Floating Hospital cịn mang đến cho tôi những trải nghiệm phong phú, tuyệt vời, đầy say mê, vui tươi, sâu sắc và thú vị, lẫn những thử thách mà tơi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có được. Tiềm thức của tơi đã nhận ra tất cả những điều đó và chế ngự ý thức, phần trí não logic ln bảo rằng: “Đừng đi chệch khỏi kế hoạch đã định” và “Mình sẽ khơng làm được việc này đâu”.
Ở đây tơi muốn nói rõ là khơng có lựa chọn nào là sai hay đúng, rằng nếu tôi tiếp tục ở lại làm một nhân viên trị liệu cho phịng khám ban đầu thì lựa chọn đó cũng sẽ mang lại cho tơi nhiều
cơ hội trải nghiệm cuộc sống theo một cách mới mẻ và khác biệt. Chẳng có lựa chọn nào là đúng
hay sai cả, mà đơn thuần chỉ là những lựa chọn khác nhau.
5. Sống vui tươi, nhẹ nhàng. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người đều tự coi bản thân và những quyết định của mình là “hết sức nghiêm trọng”. Nhưng tơi khẳng định với bạn là chẳng quan trọng đến thế đâu! Thật lịng mà nói, nếu vì một quyết định nào đó mà bạn đánh mất một khoản tiền thì cũng chẳng sao - bạn sẽ học được cách xử trí khi mất tiền. Nếu bạn mất người u? Khơng sao cả, rồi bạn sẽ tìm được người khác. Nếu bạn quyết định ly hôn? Không sao cả, bạn sẽ học được cách tự xoay xở một mình. Cịn nếu bạn quyết định kết hôn? Không sao cả, bạn sẽ học được cách chia sẻ trong cuộc sống mới.
Hãy nghĩ về bản thân như một sinh viên trọn đời trong ngơi trường đại học rộng lớn. Thời khóa biểu của bạn chính là tất cả những mối quan hệ của bạn với thế giới này, từ giây phút sinh ra cho đến lúc lìa khỏi cõi đời. Mỗi trải nghiệm đều là một bài học quý. Nếu chọn con đường A, bạn sẽ học được những bài học này; còn nếu chọn con đường B, bạn sẽ học được một loạt bài học khác. Cho dù là mơn địa chất hay hình học thì cả hai chỉ khác nhau về giáo viên giảng dạy, sách tham khảo, bài tập về nhà hay bài thi mà thơi. Điều đó khơng thật sự quan trọng. Nếu chọn con đường A, bạn sẽ được nếm vị dâu tây; còn nếu chọn con đường B, bạn sẽ được nếm những quả việt quất. Nếu bạn khơng thích cả dâu tây lẫn việt quất thì vẫn có thể chọn một con đường khác để đi. Vấn đề ở đây là hãy biến mọi hoàn cảnh mà bạn trải qua thành một nơi để bạn học hỏi những điều mới mẻ - về bản thân bạn và thế giới xung quanh. Vì vậy,
hãy sống vui tươi và nhẹ nhàng. Cho dù quyết định của bạn có dẫn đến điều gì đi nữa, bạn đều có thể giải quyết được mà.