Phân loại người có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm đẹp tại TP.HCM (Trang 27 - 32)

(Nguồn: Anymind, 2021)

Top star (có trên 1 triệu người theo dõi): Họ thường là người nổi tiếng, ngơi sao truyền hình, và được biết đến trên phạm vi rộng lớn. Đây là sự lựa chọn hồn nào để tạo độ phủ sóng rộng rãi, tăng nhận diện thương hiệu đối với đại chúng. - Macro Influencer (100 ngàn – 1 triệu người theo dõi): Họ thường là những các

chuyên gia nổi bật về một lĩnh vực nào đó. Nhóm này có lượng người theo dõi lớn, có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình, và các thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng.

- Micro Influencer (10 – 100 ngàn người theo dõi): Họ thường là những người có kiến thức đa dạng, họ thường xuyên chia sẻ những đánh giá hoặc nhận định của mình sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ chứ không chuyên biệt về một lĩnh vực nào cụ thể. Khác với nhóm Nano Influencer bên dưới, nhóm này chia sẻ dựa trên trải nghiệm và kiến thức của mình về sản phẩm/dịch vụ đó. Nhóm này thường có nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng, bởi những đánh giá và nhận định của họ được cho là dựa trên trải nghiệm của bản thân.

- Nano Influencer (1 – 10 ngàn người theo dõi): Họ thường là những người thường xuyên tương tác và hoạt động trên mạng xã hội, thường chia sẻ những thông tin ở mọi lĩnh vực và có mức độ tương tác tốt.

- End-users (100 - 1000 người theo dõi): đây là nhóm Influencer có số lượng đơng đảo nhất. Họ chính là những người tiêu dùng cuối cùng, sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ đánh giá và chia sẻ trải nghiệm của chính mình trên các trang mạng xã hội của cá nhân mình.

2.1.2. Tổng quan về Influencer Marketing

Cùng theo sự phát triển của Quảng cáo người có ảnh hưởng (Influencer Marketing), có rất nhiều định nghĩa được cả những nhà nghiên cứu, lẫn các tạp chí nổi tiếng trong ngành Marketing đưa ra, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

- Quảng cáo người có ảnh hưởng được hiểu như một kỹ thuật quảng cáo. Trong kỹ thuật này, người làm quảng cáo sử dụng nhiều loại hình và nền tảng truyền thông xã hội (những người sử dụng công nghệ mỗi ngày, họ sẽ tạo nên những nội dung quảng cáo, mà những nội dung này đều có khả năng phát tán rộng khắp, dễ dàng tiếp cận với nhiều người tiêu dùng, chẳng hạn như vlog, blog, podcast, …), và nhóm người có ảnh hưởng đến xã hội (nhờ việc lan tỏa những nội dung thơng qua các nền tảng trực tuyến, mà nhóm người này sở hữu sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng của họ) nhằm mục đích, hoàn thành những mục tiêu quảng cáo và kinh doanh của tổ chức (Signh và cộng sự, 2012).

- Quảng cáo sử dụng người có ảnh hưởng được xem là một trong số những loại hình được mở rộng của hình thức quảng cáo truyền miệng (Word of Mouth). Với loại hình này, các cá nhân hoặc tổ chức, mà sở hữu sự ảnh hưởng một các trực tiếp đến nhóm người tiêu dùng mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc thương hiệu, họ sẽ được sử dụng cho mục đích quảng cáo. Chính bởi vậy, gầy dựng nên hình ảnh cho thương hiệu chính là mục tiêu của hình thức quảng cáo này (Sudha and Sheena, 2017). - Các công ty hoặc doanh nghiệp dẫn đầu về hình thức quảng cáo sử dụng người có

ảnh hưởng cũng đưa ra những định nghĩa của mình, trong đó TapInfluencer đưa ra định nghĩa về quảng cáo người có ảnh hưởng như sau, đây là một loại hình quảng cáo mà cực kỳ chú trọng việc dùng Influencer nhằm mục đích lan tỏa thơng điệp của thương hiệu đến với một thị trường rộng lớn hơn (Tapinfluence, 2017).

Đúc kết từ 03 định nghĩa trên, kết hợp cùng với bối cảnh truyền thông mạng xã hội hiện nay, Influencer Marketing được hiểu là hình thức quảng cáo dùng Influencer để lan tỏa thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu, nhằm tác động vào thái độ hoặc hành vi của nhóm đối tượng này đối với sản phẩm, thương hiệu được nhắc đến.

Dựa vào nội dung và hình thức thực hiện, có 6 loại Influencer Marketing phổ biến hiện nay (Tomorrow marketers, 2019), bao gồm:

- Nội dung được tài trợ: Với hình thức này, thương hiệu và người có ảnh hưởng sẽ cùng hợp tác với nhau để đăng tải những thơng điệp, bài viết, hình ảnh trên các kênh truyền thơng mạng xã hội. Cụ thể hơn về phía người có ảnh hưởng, họ sẽ nhận thơng tin u cầu và tóm tắt những nội dung chính mà thương hiệu muốn thể hiện, sau đó họ tự do sáng tạo và chuyển thể lại nội dung đó theo cách phù hợp với cá tính và hình ảnh của họ.

- Cuộc thi và quà tặng: Nếu thương hiệu muốn hướng đến mục tiêu thu hút sự chú ý càng nhiều càng tốt, đồng thời tăng mức độ tương tác với người tiêu dùng, thì hình thức cuộc thi và quà tặng là lựa chọn phù hợp nhất. Với hình thức này, người có ảnh hưởng sẽ cộng tác cùng các thương hiệu để tổ chức những cuộc thi trên trang mạng xã hội của mình, hoặc lơi kéo người tiêu dùng tham gia cuộc thi trên trang mạng xã hội của thương hiệu bằng cách chia sẻ thông tin về cuộc thi ở trang cá nhân của mình.

- Đánh giá sản phẩm: Đây có lẽ là hình thức được người tiêu dùng tin tưởng nhất. Bởi với hình thức này người có ảnh hưởng sẽ nhận sản phẩm từ phía thương hiệu để sử dụng, hoặc tự mình trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu, và sau đó đưa ra những đánh giá, nhận định của mình về sản phẩm hoặc dịch vụ họ đã trải nghiệm.

- Đại sứ dài hạn: Với hình thức này, thương hiệu sẽ hợp tác với một hoặc một vài người có ảnh hưởng trong một thời gian dài (khoảng vài tháng cho đến vài năm), và hình ảnh của người có ảnh hưởng này sẽ gắn liền với thương hiệu như một đại diện tiêu biểu của dòng sản phẩm hoặc thương hiệu đó. Thơng thường, khi nhận làm

đại sứ thương hiệu của một sản phẩm hoặc thương hiệu nào, thì người có ảnh hưởng sẽ hạn chế xuất hiện quảng cáo cho những thương hiệu đối thủ khác.

- Hợp tác sản phẩm và nội dung: Hình thức này được sử dụng nhiều bởi các thương hiệu sản phẩm làm đẹp và thời trang. Những thương hiệu này sẽ kết hợp với một người có ảnh hưởng nào đó (thường là những người nổi tiếng được đông đảo đại chúng biết đến) để cho ra mắt những dịng sản phẩm có tên gọi, hình ảnh, hoặc đặc trưng của chính người có ảnh hưởng đó.

- Tiếp quản nền tảng của thương hiệu: Hình thức này cịn khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam bởi mức độ rủi ro tương đối cao. Khi sử dụng hình thức này, thương hiệu cần cho phép người có ảnh hưởng quyền quản lý và sử dụng kênh truyền thông mạng xã hội của thương hiệu, để họ gần như có tồn quyền quyết định về mặt nội dung, hình ảnh lẫn định hướng cho kênh này.

2.2. Tổng quan về mặt hàng sản phẩm làm đẹp

Ở nghiên cứu này, tác giả giới hạn các sản phẩm làm đẹp ở những sản phẩm sản phẩm làm đẹp nói riêng. “Sản phẩm sản phẩm làm đẹp” đã xuất hiện từ rất lâu trên thị trường, chính vì vậy có rất nhiều định nghĩa về “sản phẩm sản phẩm làm đẹp” được cả những nhà sản xuất, những chuyên gia trong lĩnh vực đưa ra. Dưới đây là 02 định nghĩa có tính pháp lý (được quy định theo pháp luật Việt Nam) và được thừa nhận ở quy mô quốc tế (Mỹ), cụ thể:

- Sản phẩm sản phẩm làm đẹp được định nghĩa là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lơng tóc, móng tay, móng chân, mơi và cơ quan sinh dục ngồi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt (Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý sản phẩm làm đẹp, 2011). Phụ lục 03-MP của thơng tư này cũng đã hướng dẫn quy trình để xác định sản phẩm có phải là sản phẩm làm đẹp hay không.

- Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ, những loại chất được sử dụng để bôi thoa trên cơ thể của người với mục đích làm sạch, tơ điểm, nâng

Cơng dụng khác sản phẩm làm đẹp Hình thức sản phẩm Cơng dụng chính Vị trí sử dụng Cấu tạo sản phẩm Sản phẩm

cao sự cuốn hút, hay giúp thay đổi ngoại hình của người sử dụng, tuy nhiên khơng tác động đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể - trừ xà phịng, thì được gọi là sản phẩm làm đẹp. (Wikipedia, 2022).

Một phần của tài liệu Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm đẹp tại TP.HCM (Trang 27 - 32)