Quy trình xác định sản phẩm có phải là sản phẩm làm đẹp

Một phần của tài liệu Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm đẹp tại TP.HCM (Trang 32 - 33)

Sản phẩm sản phẩm làm đẹp

(Nguồn: Phụ lục 03-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011)

Đúc kết từ 02 định nghĩa trên, kết hợp từ quan điểm của người dùng, sản phẩm sản phẩm làm đẹp được hiểu là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc sử dụng nhằm thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Sản phẩm làm đẹp được tạo nên bởi những hợp chất hóa học hoặc một số thành phần có chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên xung quanh chúng ta. Những hoạt chất này sẽ được tinh chế, pha trộn thông qua công nghệ để tạo nên một loại sản phẩm làm đẹp hoàn chỉnh với cơng dụng riêng biệt. Nó thường được dùng để bơi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể.

Ngày nay, sản phẩm làm đẹp là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả chúng ta, đặc biệt đối với nữ giới. Nhiều người sử dụng sản phẩm làm đẹp với mục đích là chăm sóc và làm đẹp cho bản thân. Phân loại cơ bản của sản phẩm làm đẹp dựa vào công dụng như sau: dành cho mặt; dành cho cơ thể; sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh; dành cho móng; dành cho tóc.

2.3. Tổng quan về thị trường Việt Nam và TP.HCM

Theo báo cáo của McKinsey & Company (2021), Việt Nam có tốc độ tăng tưởng GDP vượt bậc trong 20 năm vừa qua, cụ thể tốc độ tăng trưởng kép mỗi năm của nước ta là 5%, được nhận định là nhanh hơn 1,7 lần khi so sánh với mức tăng trưởng bình qn tồn cầu. Ấn tượng hơn, là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới, khiến hàng loạt các nền kinh tế trên tồn cầu rơi vào tình trạng gián đoạn, nhiều quốc gia giảm mạnh về chỉ số tăng trưởng kinh tế, thế nhưng, Việt nam vẫn đạt tăng trưởng 2,9%, đây vẫn là mức tăng trưởng tốt trong nền kinh tế thế giới.

Việt Nam được xem là đang có vị thế tốt để có thể trở thành thị trường đầy tiềm năng, và sẽ là một động lực đáng kể có khả năng dẫn dắt xu hướng tiêu dùng của Châu Á. Bởi lẽ trong vài thập kỷ gần đây, tầng lớp tiêu dùng (được định nghĩa là những người tiêu ít nhất 11$/ngày (khoảng 253.000 VNĐ/ngày) tính theo ngang sức mua năm 2011; WorlDatalabs, 2021) của Việt Nam sẽ bổ sung thêm 37 triệu người vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc sức tiêu thụ của thị trường Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm đẹp tại TP.HCM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w