KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết đồng tháp (Trang 92)

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu bao gồm hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, thơng qua kỹ thuật phỏng vấn.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân mua vé số với mẫu nghiên cứu thu được đạt tiêu chuẩn là 300 mẫu. Thang đo được đánh giá thơng qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Các thang đo sau khi được điêu chỉnh sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy. Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với mức độ 1 là hồn tồn khơng đồng ý và mức độ 5 là hoàn toàn đồng ý.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp, đó là: Tâm lý & kiểm soát, Tin tưởng, Chuẩn mực xã hội, Chấp nhận rủi ro, Cảm nhận rủi ro.

5.1 KẾT LUẬN

Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp” với mục tiêu chính là nghiên

cứu kiểm định các nhân tố chính nào có ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của người mua. Xem xét các yếu tố này có sự khác biệt với nhau hay khơng theo trình độ, giới tính, tình trạng hơn nhân, thu nhập, nghề nghiệp trong tiến trình quyết định mua hàng của người mua vé số. Theo lý thuyết về hành vi tiêu dùng thì người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thái độ, chuẩn mực xã hội, trách nhiệm đạo lý gia đình, tâm lý địa phương, kiểm soát hành vi, cạnh tranh, sự tin tưởng, cảm nhận rủi ro, chấp nhận rủi ro. Sản phẩm được chọn nghiên cứu trong đề tài này là vé số kiến thiết truyền thống – đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp (cụ thể là Thành phố Sa Đéc). Với nỗ lực mong muốn tìm hiểu được những nhân tố nào

của đặc điểm khách hàng có ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số nên tác giả đã tập trung vào các yếu tố chính liên quan đến đặc điểm khách hàng: Tâm lý & kiểm soát, Tin tưởng, Chuẩn mực xã hội, Chấp nhận rủi ro, Cảm nhận rủi ro. Trong phần kết luận này, tác giả sẽ trình bày kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu này, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1.1 Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu

Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho Cơng ty XSKT Đồng Tháp nắm rõ hơn nữa về các yếu tố chính tác động đến việc chọn mua vé số của người dân tại đây như Tâm lý & kiểm soát, Tin tưởng, Chuẩn mực xã hội, Chấp nhận rủi ro, Cảm nhận rủi ro, trong đó nhóm yếu tố tâm lý có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc chọn mua vé số của người dân tỉnh Đồng Tháp. Qua việc khảo sát này cho thấy rằng Công ty XSKT Đồng Tháp cần thiết phải hiểu rõ được khách hàng của mình thường bị chi phối và tác động bởi những yếu tố nào, đồng thời sẽ giúp chuyển tải những yêu cầu, mong muốn chính đáng của khách hàng đến với các cơng ty kinh doanh XSKT truyền thống các tỉnh Miền Nam. Qua đó, sẽ giúp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực XSKT truyền thống có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng được mong muốn và thõa mãn nhu cầu của người mua vé số tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và người mua vé số cả nước nói chung. Với kết quả đóng góp của nghiên cứu này sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc hoạch định cácchương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là định vị thương hiệu trên thị trường có hiệu quả hơn để làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, xây dựng các chiến lược tiếp thị dài hạn, ngắn hạn, các chương trình thu hút khách hàng và thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng.

Hai là, Với kết quả này, Cơng ty XSKT Đồng Tháp có thể tiến hành nghiên cứu và xây dựng các chương trình thu hút khách hàng, quảng cáo đúng hướng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các công ty.

Ba là, đây là kết quả quan trọng nhất, nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về tiếp thị. Hiểu rõ ràng hơn về vai trị các nhóm yếu tố Tâm lý & kiểm sốt, Tin tưởng, Chuẩn mực xã hội, Chấp nhận rủi ro,

Cảm nhận rủi ro trong quyết định mua hàng của người mua vé số kiến thiết truyền thống. Cụ thể hơn là hiểu sâu sắc các yếu tố về địa phương, gia đình, nghề nghiệp, lối sống, niềm tin, nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng là rất quan trọng, nó có tác động ảnh hướng rất lớn đến việc chọn mua của người tiêu dùng.

5.1.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn có một số hạn chế cần lưu ý. Trước tiên, đề tài chưa khảo sát đối tượng người chơi xổ số ở những vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao. Trong tương lai hướng nghiên cứu là: có thể mở rộng thêm các nhân tố khác để có một mơ hình hồn thiện hơn. Thiết kế mẫu đại diện hơn để có một bức tranh tổng quát hơn về thực trạng kinh doanh xổ số tại Đồng Tháp cũng như xác định chính xác hơn cường độ quan hệ giữa các biến. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nên được kiểm định lại ở các tỉnh thành phố khác nhằm tăng cường độ tin cậy cho mơ hình nghiên cứu.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

+ Chính sách thuế: chính sách thuế thu nhập cá nhân và thuế người trú ng thưởng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Qui định của Bộ Tài Chính: khống chế về lượng vé phát hành trong khi hàng năm lại tăng thu ngân sách làm ảnh hưởng lợi nhuận của Cơng ty và các hình thức hoạt động marketing như: đài phát thanh, trực tiếp trên truyền hình, các hình thức quảng cáo, bị hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

+ Thời tiết: miền Nam có 2 mùa rõ rệt là mùa khơ và mùa mưa. Vào mùa mưa, thời tiết gió bão sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tiếp cận vé số đến người mua.

+ Cơ chế hoa hồng: Hiện nay do thị trường vé đã bão hòa, mỗi ngày phát hành đều có ba Cơng ty cùng cung ứng vé vào thị trường và công ty nào cũng nỗ lực để bán được nhiều vé, do đó họ đã cạnh tranh bằng cách bung mạnh cơ chế hoa hồng, khuyến khích cao hơn cho đại lý của các Cơng ty đối thủ rất cao cũng gây ảnh hưởng lớn đến thị phần vé số của Tỉnh Đồng Tháp.

+ Cạnh tranh sẽ đến từ các công ty kinh doanh các dịch vụ vui chơi có thưởng khác ngồi khu vực như các dịch vụ vui chơi có thưởng qua hình thức nhấn tin di dộng, xổ số điện toán … đang ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, chủng loại sản phẩm và bắt đầu phát huy thế mạnh của mình.

5.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua vé số của Công ty XSKT Đồng Tháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, lược khảo các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB (Ajzen, 1991; Fishbein và Ajzen, 1975), lược khảo và đánh giá một cách tổng quát các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung (Olsen, 2001; 2003; 2004; Tuu và cvt, 2008; Verbeke và Vackier, 2005), các nghiên cứu giải thích hành vi lựa chọn cho một số loại sản phẩm cụ thể (Lê Chí Cơng và ctv, 2012; Bùi Thanh Huân và Bùi Thị Thanh Thu, 2010), và các nghiên cứu về trò chơi xổ số trên thế giới (Leith và Baumeister, 1996; Miyazaki và ctv, 2001; Shapira và Venezia, 1992; Waker và Courneya, 2007; Warneryd, 1996).

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ kết hợp cả nghiên cứu thực trạng, định tính qua phỏng vấn tay đôi và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Đồng Tháp. Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo bằng một quy trình phân tích 2 bước: phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu nhận diện có 05 nhân tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến quyết đi ̣nh mua vé số của công ty XSKT Đồng Tháp với 16 biến của nhân tố được sắp xếp lại khác với mơ hình lý thuyết ban đầu.

Thơng qua các kiểm định có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết đi ̣nh mua vé số Đồng Tháp theo thứ tự và tầm quan trọng là: Tâm lý và kiểm soát, Tin tưở ng, Chấp nhâ ̣n rủi ro, Rủi ro, Chuẩn mực.Với kết quả nghiên cứu này cho thấy Tâm lý và kiểm soát là yếu tố tác động đến quyết định quyết đi ̣nh mua vé số

Đồng Tháp cao nhất thông qua mối liên hệ và chi phối đến các yếu tố còn lại như: Tin tưở ng, Chấp nhâ ̣n rủi ro, Rủi ro, Chuẩn mực.

Mặt khác, mức độ quan trọng của các yếu tố trong từng nhân tố trong kết quả phân tích được đánh giá thơng qua trọng số tải nhân tố của các yếu tố. Theo đó, một số yếu tố tiêu biểu có mức độ quan trọng trong từng nhân tố như:

(1) Đối với nhân tố TL & kiểm sốt có các yếu tố như Hữu dụng, Ủng hộ mọi hoạt động của địa phương và tỉnh nhà, việc mua vé số dễ dàng;

(2) Đối với nhân tố Tin tưởng có các yếu tố như trung thực trong công bố thông tin, ông bằng với khách hàng, không gian lận trong kết quả xổ số, thực hiện thanh toán minh ba ̣ch.

(3) Đối với nhân tố Chuẩn mực có các yếu tố nhưngười thân, bạn bè, người quen.

(4) Đối với nhân tố Chấp nhận rủi ro có các yếu tố như chấp nhận mất mát khi mua vé số, cảm giác căng thẳng, chờ đợi và hy vọng khi mua xổ số, chấp nhận may

rủi ngay cả khi cơ hội thành công rất thấp.

(5) Đối với nhân tố Rủi ro có các yếu tố như khả năng thắng cuộc là rất thấp, người thân và gia đình phản đối.

5.2.3 Bàn luận kết quả và so sánh với các nghiên cứu trước

5.2.3.1 Tâm lý và kiểm soát

Phù hợp với lý thuyết TPB (Ajzen, 1991), nghiên cứu này thấy rằng Tâm lý và kiểm sốt hành vi có tác động trực tiếp lên Hành vi lựa chọn. Kết quả này là tương tự với những nghiên cứu trước đây (Tuu và ctv, 2008; Verbeke & Vackier, 2005). Điều này nói lên rằng, việc chơi xổ số không gặp phải nhiều những rào cản bất lợi và người chơi có khả năng kiểm sốt được việc chơi của họ, nhất là về vấn đề tiền bạc và thời gian.

Đáng chú ý, nghiên cứu này đưa vào một biến số chuẩn mực cá nhân mới là Tâm lý địa phương, một dạng trách nhiệm đạo lý đối với cộng đồng, và biến này đã chứng tỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến Hành vi lựa chọn. Kết quả nàỵ phù hợp với nhận định của Arjunan và ctv (2006) trong một nghiên cứu về hành vi môi trường.

Kết quả nàỵ là một đóng góp mới của luận văn so với những nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu, là chưa được kiểm định trong khung lý thuỵết TPB.

5.2.3.2 Sự tin tưởng

Sự tin tưởng được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn. Kết quả này là tương tự như phát hiện của George (2004) trong một nghiên cứu về người dùng Internet. Tuy nhiên, nghiên cứu này mở rộng so với nghiên cứu của George (2004) vì kiểm định đồng thời sự tác động của Sự tin tưởng lên cả 2 thành phần của thái độ. Bản chất của 2 loại hình sản phẩm dịch vụ cũng khác nhau.

5.2.3.3 Chuẩn mực xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các loại chuẩn mực khác nhau tác động đến việc lựa chọn là khác nhau. Kết quả này là khá tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả (Olsen, 2001; 2004; Tuu và ctv, 2008) trong lĩnh vực tiêu dùng cá. Điều này có lẽ do sự khác biệt về loạisản phẩm nghiên cứu. Cá là loại sản phẩm tốt cho sức khỏe và gia đình, trong khi chơi xổ số thì làm mất đi thu nhập của gia đình hơn là gia tăng thu nhập, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình người chơi. Nghiên cứu nàỵ cịn cho rằng cả Chuẩn mực xã hội và Trách nhiệm đạo lý đối với gia đình có ảnh hưởng đến Hành vi lựa chọn, nhưng không được ủng hộ của dữ liệu. Vì vậỵ, cả 2 biến số nàỵ chỉ tác động đến Hành vi một cách gián tiếp thông qua Ý định lựa chọn mua lại. Kết quả nàỵ là tương tự như phát hiện trước đây (Olsen, 2001).

5.2.3.4 Cạnh tranh

Điều kiện thị trường thuận lợi cũng là một biến số được xem xét bên cạnh Kiểm soát hành vi (Verbeke và Vackier, 2005). Nghiên cứu này mở rộng để tích hợp biến số Cạnh tranh vào nghiên cứu và tìm thấy một tác động âm lên Hành vi lựa chọn mua vé số của các Công ty (Bendapudi & Berrỵ, 1997; Colgate & Lang, 2001). Tuy nhiên, trong khung lý thuyết TPB, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam bao gồm biến Cạnh tranh vào nghiên cứu, vì vậy tính mới của luận văn so với các nghiên cứu trong nước được khẳng định.

5.2.3.5 Cảm nhận rủi ro và Chấp nhận rủi ro

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cả Cảm nhận rủi ro và Chấp nhận rủi ro đều tácđộng lên hành vi lựa chọn mua. Điều nàỵ nói lên rằng, Cảm nhận rủi ro và Chấp nhận rủi ro trở thành nhân tố tác động tích cực hơn là nhân tố tác động tiêu cực như một số nghiên cứu đã chỉ ra trước đây (Tuu và Olsen, 2009). Điều này xuất phát từ bản chất của các trị chơi vui chơi có thưởng hay “đánh bạc”, tính thách thức của trị chơi làm gia tăng cảm xúc tích cực đối với người chơi. Đây là một tâm lý mà những Công ty kinh doanh xổ số cần lưu ý.

Với kết quả này, luận văn đã cung cấp thêm chứng cứ về việc kết hợp cả hai mặt của rủi ro vào khung lý thuyết TPB như một ít nghiên cứu trước đây đã xem xét (Lobb và ctv, 2007). Điều này cũng mới hơn so với hầu hết các luận văn thạc sỹ và nghiên cứu trong nước mà tác giả biết.

5.2.4 Đề xuất giải pháp

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, để góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp, một số hàm ý ứng dụng sau đây được đề xuất.

5.2.4.1 Củng cố tâm lý tích cực của người chơi đối với hoạt động kinh doanh XSKT của Công ty

Yếu tố tâm lý là nhân tố dự báo cho việc lựa chọn của người chơi XSKT, vì vậy, củng cố tâm lý của họ - có nghĩa là làm cho họ nhận thức được rõ hơn về các lợi ích và quyền lợi khi chơi, nhấn mạnhnhiều hơn đến các trạng thái phấn khích khi trúng thưởng, tâm trạng hồi hộp hấp dẫn, chờ đợi... sẽ giúp gia tăng động cơ của họ mua lại vé số của Cơng ty. Việc củng cố tâm lý có thể khơng chỉ góp phần giữ chân những người đã và đang chơi, mà cịn có thể giúp gia tăng số lượng người chơi XSKT. Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là phải để cho họ nhận thức được

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua vé số của công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết đồng tháp (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)