Điều kiện vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

2.4 Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển Tập đồn tài chính– ngân

2.4.1. Điều kiện vĩ mô

Thứ nhất, về môi trường pháp lý

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật ngân hàng ở Việt Nam đang dần hoàn thiện. Mốc quan trọng đầu tiên là năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp. Năm 1997, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được nâng cấp thành hai Luật Ngân hàng (Luật NHNN và Luật Các TCTD) có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998. Với sự ra đời của 2 Luật trên cùng với hàng loạt các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn về kinh doanh tiền tệ đã tạo nên một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh cả về tổ chức lẫn hoạt động của các TCTD tại Việt nam. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu cải cách, năm 2003 và 2004, Luật NHNN và Luật Các TCTD đã được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những qui định còn thiếu về DVNH, về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, về năng lực quản lý và khuyến khích sự chủ động về quản lý của các ngân hàng. Những sửa đổi này đã được thực hiện theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại phù hợp với chuẩn mực quốc tế; giảm bớt sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của ngân hàng; mở rộng và quy định lại loại hình ngân hàng; tăng cường tính hệ thống, tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

kiện về mặt pháp lý cho các ngân hàng mở rộng tín dụng có hiệu quả; thơng thống, đáp ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, cho phép các ngân hàng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay (điều kiện vay vốn, lãi suất, mức vay, thời hạn vay, phương thức cho vay), lựa chọn khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thị trường, an toàn và hiệu quả. Các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về hoạt động thanh tốn cũng đã từng bước được hoàn thiện. Điều này đã tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt cơng tác thanh tốn, thu hút khách hàng mở tài khoản để sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Trong tiến trình đổi mới ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế, ngồi cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoạt động thanh tra - giám sát cũng như các quy định về an toàn trong ngân hàng cũng được từng bước đổi mới, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Các ngân hàng đã xem xét việc sử dụng kiểm tốn nội bộ, kiểm tốn độc lập như một cơng cụ hỗ trợ cho hoạt động thanh tra nhằm xác nhận và đánh giá tính minh bạch, khách quan của các thơng tin của các tổ chức tín dụng. Hệ thống mạng máy tính của thanh tra ngân hàng đã được kết nối trong toàn quốc, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám sát từng ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, NHNN đã xây dựng phương pháp giám sát dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát (CAMEL), thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo giám sát từ xa. Vai trị của hoạt động kiểm tốn ngày càng được quan tâm, tăng cường hơn. Trong ngân hàng, vai trị và nhiệm vụ của Bộ phận kiểm tốn nội bộ, Ban kiểm soát nội bộ đã được ngân hàng xác định rõ và tách biệt với HĐQT và Ban Giám đốc. Các phương pháp kiểm toán đã dần được cải thiện trên cơ sở áp dụng thông lệ chung và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch vụ ngân hàng và yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập, khơng đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn phát triển của dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại. Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động DVNH tương đối

phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật cịn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp hơi sâu vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng; mặt khác hệ thống văn bản pháp luật này vẫn còn thiếu và yếu. Trong khi một số hoạt động được quy định trong Luật vẫn chưa có hướng dẫn thi hành, thì một số quy định khác của Luật lại khơng cịn phù hợp so với thực tế.

Thứ hai, mức độ phát triển của thị trường tài chính

Việc thành lập các tập đồn tài chính - ngân hàng thường bắt nguồn từ việc mở rộng loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng kinh doanh sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán,... Mặt khác, khi thị trường tài chính phát triển, khách hàng đòi hỏi được cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói với nhiều tiện ích và chất lượng cao. Vì vậy, sự phát triển của thị trường tài chính sẽ tạo mơi trường cho NHTM mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo tiền đề mở rộng qui mơ hoạt động, hình thành các cơng ty con kinh doanh đa lĩnh vực.

Trong thời gian qua, thị trường tài chính Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá (ở cả 3 lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, các sản phẩm/dịch vụ ngày càng được đa dạng hoá. Hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính phát triển ngày càng đa dạng, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các chủ thể nước ngoài đã thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính đã bước đầu tạo môi trường cho các NHTM mở rộng qui mơ, đa dạng hố hoạt động và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, so với thị trường tài chính của một số nước trong khu vực, thì thị trường tài chính Việt nam cịn hạn chế như: hàng hố chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ thấp, khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm mới còn nhiều hạn chế do chất lượng nguồn lực, khả năng cạnh tranh và thích ứng với hội nhập quốc tế cịn yếu, mức độ ứng dụng cơng nghệ và trình độ quản lý cịn ở mức thấp; chưa coi trọng cạnh tranh về chất lượng. Chính vì vậy, để tạo môi

trường kinh doanh cho các tập đồn tài chính - ngân hàng, địi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ của thị trường tài chính.

Thứ ba, về cơ chế, chính sách phát triển tập đồn tài chính - ngân hàng

Hình thành tập đồn kinh doanh nói chung và tập đồn tài chính ngân hàng là một quá trình diễn ra theo qui luật kinh tế khách quan. Mệnh lệnh hành chính khơng tạo ra được tập đồn. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách hình thành và phát triển tập đồn tài chính - ngân hàng nói riêng trên cơ sở một số NHTM.

Chủ trương hình thành và phát triển các tập đồn tài chính đã được xác định nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển đổi các tổ chức tài chính nhà nước, các NHTM Nhà nước còn thiếu, đặc biệt trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)