Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

3.2. Định hướng và giải pháp phát triển BIDV thành tập đồn tài chính-ngân

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu

Thứ nhất, giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay khơng, quản lý vốn vay đầu tư chặt chẽ và hiệu quả hay không trước, trong và sau khi cho vay. Đồng thời, BIDV cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận khác có liên qua. Khâu thẩm định dự án cho vay hay đầu ra của thị trường sản phẩm dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Uy tín của dự án, năng lực của chủ dự án… là những yếu tố khơng thể bỏ qua trong q trình thẩm định cho vay.

Thứ hai, tiếp tục có định hướng chiến lược thay đổi cơ cấu cho vay và đầu tư. Theo đó, BIDV định hướng chuyển dịch cơ cầu cho vay theo ác lĩnh vực ngành nghề cụ thể, thận trọng trong việc cho vay vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, cho vay chứng khoán; về đối tượng khách hàng, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển hướng sang cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay tiêu dùng nhiều hơn.

Thứ ba, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn. Đồng thời, xử lý nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm càng tốt. Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ ngun nhân để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, chúng ta phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo nợ. Nếu khách hàng vẫn khơng trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đồn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu. Nếu do nguyên nhân khách quan thì tùy từng trường hợp cụ thể để có giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn, động viên khách hàng trả nợ. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn sự phịng rủi ro.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này phải hoạt động độc lập và song hành với quá trình kinh doanh của mỗi tổ chức, có trách nhiệm theo dõi, giám sát và thường xuyên kiểm tra các hồ sơ tín dụng, từ đó xếp

thành nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao và đưa ra các biện pháp loạt bỏ dần những khách hàng này, đồng thời tiếp tục hồn thiện và triển khải thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, minh bạch hóa về tình hình tài chính, sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro về biến động tỷ giá, lãi suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)