Tăng cường năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

3.2.2.2.Tăng cường năng lực tài chính

3.2. Định hướng và giải pháp phát triển BIDV thành tập đồn tài chính-ngân

3.2.2.2.Tăng cường năng lực tài chính

Dưới con mắt các nhà quản trị ngân hàng, vốn tự có trở thành một cơng cụ quan trọng để hạn chế giới hạn chấp nhận rủi ro của NHTM. Trong vai trị đó, vốn tự có khơng chỉ củng cố niềm tin của công chúng đối với ngân hàng thương mại. Việc bổ sung vốn tự có sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng cũng như chấp nhận rủi ro do triển khai các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng mới. Bổ sung vốn tự có sẽ cho phép ngân hàng mở rộng thị phần, thành lập chi nhánh mới. Việc bổ sung vốn tự có là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển không chỉ của BIDV mà là vấn đề của tất cả các NHTM Việt Nam nói chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, tăng vốn tự có có cần thực hiện một cách thận trọng và chú trọng các vấn đề sau:

Thứ nhất, BIDV nên dùng các biện pháp tăng vốn nhanh và an toàn như lợi nhuận để lại, phát hành trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi như VCB đã thực hiện.

Mặt khác, khi BIDV tiến hành cổ phần hóa thì việc phát hành cổ phiếu là một nguồn đáng kể.

Thứ hai, Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các NHTM trong nước tối đa 30% cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam. Do đó, BIDV cần phải chủ động trong việc liên doanh với một ngân hàng nước ngoài hoặc có chính sách kêu gọi các ngân hàng nước ngoài góp vốn cổ phần.

Thứ ba, thị trường chứng khoán đang ảm đạm, giá cổ phiếu của ngành tài chính đang rớt giá, bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát cao của nền kinh tế, các ngân hàng chắc chắn gặp phải những khó khăn và rủi ro khi tăng vốn trong năm 2010. Đứng trước trước thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang bội thực nguồn cung, BIDV cần phải có lộ trình tăng vốn dựa theo mức tăng trưởng của dư nợ cho vay, cần chủ động chọn thời điểm và hình thức tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh.

Thứ tư, BIDV nên phấn đấu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau đợt IPO của VCB, các ngân hàng thương mại nhà nước cịn lại phải tích cực định giá tài sản, khẩn trương đẩy nhanh q trình cổ phần hóa để chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Vốn điều lệ thực tế sau cổ phần hóa sẽ được điều chỉnh theo kết quả thực tế và quy định hiện hành. Sau cổ phần hóa, Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ quản lý phần vốn nhà nước tại BIDV. NHNN cử người đại diện phần vốn nhà nước này và tham gia Hội đồng quản trị tại BIDV. Chính phủ Việt Nam chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu vốn trong BIDV xuống còn 51% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thành tập đoàn tài chính (Trang 70 - 71)